C. Hoạt động luyện tập
1. Luyện tập về văn bản tường trình
a) Mục đích của văn bản tường trình là gì? ………..
3. Ôn tập văn học Việt Nam - Phần thơ trữ tình
Bài Làm:
1. Luyện tập về văn bản tường trình
a. văn bản tường trình là loại văn bản trình bày để người có trách nhiệm hoặc cấp có thẩm quyền hiểu đúng bản chất sự việc, mà sự việc ấy có liên quan đến người viết tường trình.
b. Giống nhau: Tường trình và báo cáo giống nhau ở thể thức trình bày, trình bày rõ thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc.
Khác nhau ở mục đích văn bản
Văn bản tường trình chỉ nói tới những sự việc để lại hậu quả và xác định mức độ trách nhiệm của người tường trình.
Văn bản thông báo chỉ trình bày một vấn đề được tổng kết có ưu điểm, khuyết điểm có phương hướng sắp tới.
c. Viết bản tường trình
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2019
BẢN TƯỜNG TRÌNH
(Về việc làm hỏng thiết bị học tập của nhà trường)
Kính gửi: Ban Giám hiệu Trường THCS Lê Quý Đôn
Tên em là: Nguyễn Văn A, Chủ tịch Hội đồng tự quản của lớp 8C
Trong giờ thực hành môn hóa học, buổi sáng ngày 22 tháng 01 năm 2016, tiết học thứ 4, lớp 8C trường THCS Lê Quý Đôn đã làm vỡ hai bình hóa chất, mã số 0017 và 0018. Thay mặt tập thể lớp, em xin tường trình lại vụ việc như sau:
Vào khoảng … giờ ngày…. (tường trình về những đối tượng liên quan, nội dung, diễn biến của sự việc; nguyên nhân dẫn đến sự việc, mức độ thiệt hại)
Em xin cam kết những điều em nêu trên là đúng sự thực. Nếu sai, em xin chịu mọi hình thức kỉ luật của nhà trường.
Người viết trường trìnhNguyễn Văn A
2. Luyện tập về câu phân loại theo mục đích nói
a. Hoàn thiện bảng
Câu nghi vấn
- Dấu hiệu hình thức: - Chứa các từ để hỏi: Ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, hay… Kết thúc câu bằng dấu hỏi chấm.
- Chức năng: dùng để hỏi
- Ví dụ: Em ăn cơm chưa?
Câu cầu khiến
- Dấu hiệu: - Chứa từ ngữ cầu khiến: Hãy, đừng, chớ,đi, thôi, nào. Kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm.
- Chức năng: Ra lệnh, Yêu cầu, đề nghị, Khuyên bảo
- Ví dụ: Đừng đi!
Câu cảm thán:
- Dấu hiệu: chứa từ ngữ cảm thán: Ôi, than ôi, Hỡi ơi, chao ơi, trời ơi, … Kết thúc bằng dấu chấm than
- Chức năng: dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc
- Ví dụ: ôi, con chuồn chuồn đẹp làm sao!
Câu trần thuật
- Dấu hiệu: Không có đặc điểm của các kiểu câu:Câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán
- Chức năng: Kể, thông báo, nhận định, miêu tả, Yêu cầu, đề nghị, bộc lộ cảm xúc
Câu phủ định
- Dấu hiệu: hứa các từ ngữ phủ định: không, không phải, chưa, chẳng, chả, chẳng phải…
- Chức năng: Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó. Bác bỏ một ý kiến, một nhận định
- Ví dụ: Tôi không đi chơi hôm nay
b. (1) U nó không được thế! (Câu cầu khiến)
Người ta … phải tội. (Câu trần thuật)
(2) (Câu nghi vấn)
(3) (Câu cảm thán)
(4) (Câu cầu khiến)
(5) (Câu phủ định)
c. (1) Câu trần thuật: [1], [3], [6] .
- Câu cầu khiến: [4 ]
- Câu nghi vấn: [2[, [5], [7]. [2[, [5], [7].
(2) Các câu nghi vấn không dùng để hỏi: [2[, [5], [7].
Câu nghi vấn dùng để hỏi: [7]
3. Ôn tập văn học Việt Nam - Phần thơ trữ tình
a. Bảng thống kê các bài thơ trong Ngữ văn 8. Xem tại đây
b. Thơ ca yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX là những áng văn chương với lòng yêu nước cháy bỏng, khắc họa hình tượng những người chiến sĩ yêu nước dù sống trong cảnh tù đày những vẫn giữ tư thế hiên ngang, khí phách hào hung, ý chí cứu nước, luôn khát khao tự do, độc lập.
c. Quy định về số câu chữ, thanh điệu, vần điệu, đối ngẫu của thơ Đường:
- Về số câu chữ:
+ Với thể tứ tuyệt có 4 câu
+ Với thể bát cú có 8 câu
- Về thanh điệu: Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, dùng các chữ thứ 2,4,6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật.
- Về vần điệu:
+ Thường dùng vần bằng, rất hiếm dùng vần trắc. Toàn bài thơ chỉ gieo một vần.
+ Có 5 vần gieo ở cuối câu đầu và các câu chẵn, nghĩa là cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.
- Về đối ngẫu:Những câu phải đối trong một bài thơ bát cú, trừ hai câu đầu, hai câu cuối, còn bốn câu giữa cứ hai câu sẽ đối nhau: câu 3 với câu 4,câu 5 với câu 6.
- Các bài thơ Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương không chịu sự quy định trên.
d. Nhân vật trữ tình trong các tác phẩm trên đều có chung tâm trạng buồn, nhớ thương, tiếc nuối. Tâm trạng ấy thể hiện thái độ chán nản, không bằng lòng với thực tại, nuối tiếc những quá khứ đẹp đẽ, oanh liệt.
e. thơ mới có những đặc điểm sau:
- Về hình thức: thể thơ tự do, số lượng câu không giới hạn, ngôn từ giản dị.
- Về nội dung: Ra đời trong hoàn cảnh đất nước lầm than, các nhà thơ chán ghét thực tại nên tìm đến với những cảnh đẹp của quê hương, đất nước, nhớ về quá khứ huy hoàng đã qua, tiếc nuối những giá trị văn hóa truyền thống bị lãng quên, mai một. => khát vọng đất nước ngày một phát triển hơn.
g. Qua những bài thơ trên của chủ tịch Hồ Chí Minh, em cảm nhận nhân vật trữ tình hiện lên với một tâm hồn thi sĩ, phong thái ung dung, lạc quan, yêu đời, yêu thiên nhiên. Qua những câu thơ cũng thể hiện ý chí hiên ngang của nhân vật trữ tình, tinh thần bất khất, can đảm khi bị xiềng xích.