Soạn bài Qua đèo ngang giản lược nhất: Mục B hoạt động hình thành kiến thức

B. Hoạt động hình thành kiến thức

2. Tìm hiểu văn bản.

a. Trao đổi để trả lời câu hỏi sau:

(1)  Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?

...........................................................

Bài Làm:

2. Tìm hiểu văn bản.

a. (1) Thời điểm: lúc trời đã về chiều “bóng xế tà. Thời điểm chiều tà thường gợi lên sự buồn vắng, cô đơn, đặc biệt là đối với những người bộ hành xa quê, thân gái dặm trường như bà lại càng buồn hơn, cô đơn hơn.

(2) Cảnh Đèo Ngang được miêu tả với những chi tiết về thiên nhiên và con người nơi đây trong buổi chiều tà:

  • Âm thanh: quốc quốc, đa đa có tác dụng lớn trong việc gợi hình, gợi cảm và càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.
  • Con người: thưa thớt “tiều vài chú”, “chợ mấy nhà”.
  • Các từ láy: lác đác, lom khom tô đậm thêm vẻ heo hút, thưa thớt, văng vẻ của Đèo Ngang.
  • Các từ tượng thanh: quốc quôc, gia gia gợi lên nỗi nhớ nước thương nhà da diết.

(3) Cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà, lại được nhìn từ tâm trạng của kẻ xa quê nên cảnh gợi lên cảm giác buồn, hoang sơ, vắng lặng. 

b. VD:

  • Tâm trang của Bà Huyện Thanh Quan đi qua Đèo Ngang được thể hiện qua cách thức: Mượn cảnh để thể hiện tình cảm
  • Cảnh: đó là cảnh tượng của một vùng non nước bát ngát tuy có thấp thoáng sự sống của con người nhưng vẫn hoang sơ,hiu hắt,quạnh vắng
  • Tình:Nỗi buồn bâng khuâng,man mác,hiu hắt,quặng vắng

=> Tâm trạng của bà huyện Thanh Quan: nhớ gia đình,quê hương,nhớ về những gì thân thuộc trong quá vãng,không loại trừ cả một không gian lịch sử-văn hóa cũ

3. Tìm hiểu về cách sử dụng từ Hán Việt

a. 

  • Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. 
  • Cụ là nhà cách mạng lão thành. Sau khi cụ từ trần, nhân dân địa phương đã mai táng cụ trên một ngọn đồi.
  • Bác sĩ đang khám tử thi.

Việc dùng các từ Hán Việt như vậy sẽ tạo ra sắc thái trang trọng và thể hiện sự tôn kính, trang nhã tránh cảm giác thô tục

b. Kinh đô, yết kiến, trẫm, bệ hạ, thần là những từ cổ được dùng trong xã hội phong kiến. Dùng các từ này sẽ tạo ra sắc thái cổ kính, trang trọng, phù hợp với xã hội.

4. Tìm hiểu về đặc điểm của văn bản biểu cảm.

(1) Nội dung: biểu dương những con người trung thực, ngay thẳng, phê phán những kẻ xu nịnh, dối trá.

Tình cảm biểu lộ: ngợi ca đức tính trung thực, phê phán thói dối trá

(2) Cách biểu đạt: Mượn hình ảnh tấm gương để làm điểm tựa bày tỏ tình cảm

(3) Bài văn có bố cục 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài

  • Mở bài:
    • Từ đầu đến … mẹ cha sinh ra nó (đoạn 1)
    • Nội dung: Phẩm chất của tấm gương.
  • Thân bài:
    • Từ “Nếu ai có bộ mặt … đến không hộ thẹn”
    • Nội dung: Lợi ích của tấm gương đối với đời sống của con người.
  • Kết bài:
    •  Phần còn lại: “Còn tấm gương … với bất cứ ai”.  
    • Nội dung: Khẳng định lại chủ đề.

Các ví dụ trong bài có tác dụng làm rõ chủ đề của bài văn so sánh với người bạn trung thực để đề cao phẩm chất của tấm gương cũng như phê phán thói dối trá, xu nịnh

5. Tìm hiểu về cách làm bài văn biểu cảm.

a. Bài văn biểu đạt nỗi nhớ quê hương da diết, tình yêu quê hương, đất nước của một người con xa quê.

b,

  • Bước 1: đọc đề, xác định và tìm ý của bài
  • Bước 2 : lập dàn ý ( liệt kê hoặc thành lời , chọn những câu văn hay để làm )
  • Bước 3: Viết bài
  • Bước 4 : soát bài và tìm lỗi sai

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.