B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc hiểu văn bản Hịch tướng sĩ.
2. Tìm hiểu văn bản.
a) Hoàn thiện bảng sau để nắm được bố cục, nội dung của bài Hịch tướng sĩ:
…………………
g) Ngoài nét đặc sắc về giọng điệu, Hịch tướng sĩ còn có những thành công nào khác về nghệ thuật? Chỉ rõ một số thành công đó (cách lập luận, sử dụng dẫn chứng, hình ảnh, từ ngữ,…)
3. Tìm hiểu về hành động nói
a) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu
b) Điền các từ ngữ: lời nói, điều khiển, hỏi, trình bày vào chỗ trống để hoàn thiện bảng
Bài Làm:
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Bố cục
- Phần 1: từ đầu… “ còn lưu tiếng tốt.": Những tấm gương anh hùng trong sử sách ,để khích lệ tướng sĩ.
- Phần 2: tiếp theo đến "ta cũng vui lòng.": Phơi bày bộ mặt xấu xa và tội ác của kẻ thù; đồng thời bày tỏ lòng căm thù giặc
- Phần 3: tiếp theo đến " phỏng có được không ?": Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai trong lối sống, trong hành động của các tướng sĩ.
- Phần 4: Đoạn còn lại: Nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách và khích lệ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.
b. Sự ngang ngược và tội ác của giặc được thể hiện qua những chi tiết:
"Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu vàng bạc, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau !"
c. Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua những chi tiết:
- Nỗi đau trước cảnh nước mất nhà tan được diễn tả thống thiết: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”.
- Vị tướng đã tự xác định một tinh thần hi sinh hết mình cho đất nước: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”
==> tấm lòng yêu nước nồng nàn cùng tinh thần căm thù giặc cực độ của ông.
d. Ông cũng vạch ra hướng đi đúng đắn, những việc nên làm cho tướng sĩ của mình:
- Khuyên bảo họ cần “đặt mồi lửa” – biết lo xa. Nêu cao tinh thần cảnh giác.
- Huấn luyện quân sĩ, tăng cường tập luyện võ nghệ, học tập binh thư yếu lược.
=> Chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước cùng lợi ích của bản thân.
e. Hoàn thành bảng
- Tâm tình: Giọng điệu Hào hùng, sảng khoái. Ví dụ: Cốt Đãi Ngột Lang … còn lưu tiếng tốt!
- Ngợi ca: Giọng điệu Chân thành, xúc động. Ví dụ: Các ngươi ở cùng ta …. cùng nhau vui cười.
- Phê phán: Giọng điệu Đanh thép, dứt khoát, nghiêm khắc. Ví dụ: Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo….. giặc điếc tai.
- Khuyên bảo: Giọng điệu Gần gũi, chân tình. Ví dụ: Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, ….. cũng bị quật lên
g. Thành công nghệ thuật
- Thủ pháp so sánh - tương phản: đoạn 2,3
- Thủ pháp trùng điệp - tăng tiến; được sử dụng kết hợp với thủ pháp so sánh - tương phản, các điệp từ, điệp ngữ, điệp ý được sử dụng triệt để nhằm tạo ra âm hưởng cho bài hịch, đồng thời gợi, khắc sâu vào tâm trí người đọc (đoạn 3).
- Lập luận chặt chẽ, sắc bén :
+ Nêu giả thiết, nguyên nhân để khẳng định việc làm sai trái sẽ dẫn tới hậu quả tai hại : “Nếu có giặc Mông Thát tràn sang thì … đau xót biết chừng nào!”
…
- Sử dụng nhiều ẩn dụ sinh động, gợi cảm : uốn lưỡi cú diều, thân dê chó...; hình tượng so sánh, cụ thể : “người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ"; …..
3. Tìm hiểu về hành động nói
a. Những câu nói của các nhân vật trong đoạn trích:
- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ?
+ Mục đích: dùng để hỏi. Kiểu câu tương ứng: câu nghi vấn
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.
+ Mục đích: thông báo. Kiểu câu tương ứng: câu trần thuật
- U nhất định bán con đấy ư ? U không cho con ở nhà nữa ư ? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!…
+ Mục đích: bộc lộ cảm xúc tuyệt vọng, xót xa. Kiểu câu tương ứng: câu cảm thán.
b. Điền từ
- Hành động….lời nói
- Người ta… hỏi, trình bày…..điều khiển…