B. Hoạt động hình thành kiến thức
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bài Bánh trôi nước thuộc thể thơ nào? Bài thơ có mấy câu, mỗi câu có mấy chữ? Cách hợp vần của bài thơ như thế nào?
.................................................
3. Tìm hiểu về quan hệ từ
a. Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy xác định quan hệ từ trong các câu dưới đây:
Bài Làm:
2. a. Thể loại thất ngôn tứ tuyệt. Gồm bốn câu, mỗi câu 7 chữ, ngắt nhịp 4/3. Gieo vần: vần được gieo cuối câu 1, câu 2 và câu 4
b. Giống nhau: đều mượn hình ảnh của sự vật để nói về con người; bắt đầu bằng từ " thân em" vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa từ đó nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa.
c. Miêu tả : trắng , tròn, chìm , nổi trong nước. Mượn hình ảnh viên bánh trôi để nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Số phận người phụ nữ trong xã hội đương thời xinh đẹp có cuộc sống khó khăn vất vả nhưng họ vẫn giữ đc tấm lòng son sắt, thủy chung
d. Hình ảnh người phụ nữa quyết định ý nghĩa và giá trị bài thơ
e. Tình cảm, thái độ của Hồ Xuân Hương xuất phát từ sự đồng cảm, cảm thông, yêu quý tôn trọng đối vớ họ cụ thể qua chi tiết: " Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/ Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
3. a
(1) và-của
(2) như
(3) bởi- và- nên
(4) nhưng
b.
- a. Dùng để liên kết ngữ với ngữ :
- hằng ngày và trên đất nước nhà=> quan hệ bình đẳng
- của núi sông ta==> quan hệ sở hữu.
- b. Dùng để liên kết từ với từ : đẹp như hoa ==> quan hệ so sánh.
- c. Dùng để nối hai vế trong câu ghép ==> quan hệ nguyên nhân kết quả
- d. Dùng để nối hai câu đơn ==> quan hệ đối lập
c. Các trường hợp không bắt buộc phải có quan hệ từ là: (1),(3), (6), (7)
Các trường hợp còn lại là bắt buộc phải có
d. Các quan hệ từ cùng cặp với nhau: Nếu ... thì ...; Vì ... nên ...;Tuy ... nhưng ...; Hễ ... thì ...; Sở dĩ ... vì ...
e. Đặt câu:
- Nếu trời mưa tôi sẽ không đi chơi nữa.
- Vì chưa học bài nên Lan bị điểm kém