So sánh cảnh vật không khí mùa xuân trong 6 câu thơ cuối và bốn câu thơ đầu.

d) So sánh cảnh vật không khí mùa xuân trong 6 câu thơ cuối và bốn câu thơ đầu. Cách dùng từ của tác giả trong những câu thơ này có gì đáng chú ý?

Bài Làm:

Cảnh vật và không khí của mùa xuân trong 6 câu thơ cuối có những nét riêng biệt so với 4 câu thơ đầu:

- Một khung cảnh yên tĩnh, êm ả, dường như lắng lại, đối lập với cảnh lễ hội náo nhiệt trước đó.

- Thời gian xế chiều tĩnh lặng.

- Cảnh được miêu tả thu hẹp lại quanh một dòng suối nhỏ, với dòng nước uốn quanh, nhịp cầu nho nhỏ, vẫn là cảnh mùa xuân nhưng là cảnh chiều, cảnh sau khi mọi người đã có một ngày tham gia lễ hội.

Cách dùng từ của tác giả trong đoạn thơ rất đặc sắc và giàu sức gợi:

Những từ ngữ “tà tà, thanh thanh, nao nao” không chỉ miêu tả sắc thái cảnh vật: thể hiện được không khí yên tĩnh, không gian nhỏ hẹp, sự chuyển động nhẹ nhàng mà còn miêu tả tâm trạng con người. Cảnh vật được cảm nhận qua tâm trạng con người nên cảnh mặt vật cũng đã nhuốm màu tâm trạng.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn 9 VNEN bài 7: Cảnh ngày xuân – Kiều ở lầu Ngưng Bích

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.