Câu 1. Phía đông của eo đất Trung Mỹ có
A. rừng rậm nhiệt đới phát triển.
B. lượng mưa rất ít.
C. xa-van phát triển.
D. nhiệt độ rất thấp.
Câu 2. Sự khác biệt chủ yếu giữa đồng bằng A-ma-dôn với nhiều đồng bằng khác trên thế giới là
A. vùng sản xuất nông nghiệp trù phú.
B. có rừng che phủ phần lớn diện tích.
C. vùng sản xuất đa canh, có hiệu quả cao.
D. vùng sản xuất nông nghiệp thâm canh.
Câu 3. Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ khá phong phú và đa dạng là do
A. được bao bọc bởi biển và đại dương.
B. lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ.
C. địa hình có nhiều sơn nguyên.
D. có đường xích đạo chạy qua.
Câu 4. Sông lớn nhất ở Trung và Nam Mỹ là
A. Pa-ra-ma.
B. Giu-ra.
D. A-ma-dôn.
C. Xan Phran-xi-xcô.
Câu 5. Nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho đúng với sự phân hoá tự nhiên theo chiều đông – tây ở lục địa Nam Mỹ.
Câu 6. Quan sát hình sau:
Hình 17.1. Lược đồ khí hậu Trung và Nam Mỹ
a) Hãy cho biết khu vực Trung và Nam Mỹ nằm trong các đới khí hậu nào.
b) Tại sao ở phía đông của lục địa Nam Mỹ lại có mưa nhiều hơn ở phía tây?
Câu 7.
a) Hãy nhận xét sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao ở sườn tây và sườn đông dãy An-đét.
b) Nguyên nhân nào dẫn tới sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao ở sườn tây và sườn đông dãy An-đét?
Câu 8. Quan sát hình 17.3, hãy cho biết những hậu quả sẽ xảy ra sau vụ cháy rừng.
Bài Làm:
Câu 1. A
Câu 2. B
Câu 3. B
Câu 4. D
Câu 5. 1-C, 2-A, 3-B
Câu 6.
a) Khu vực Trung và Nam Mỹ nằm trong các đới khí hậu: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.
b) Phía đông của lục địa Nam Mỹ có mưa nhiều hơn ở phía tây vì:
- Đón gió từ biển thổi vào, địa hình thấp, vùng ven biển chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng nên mưa nhiều hơn.
– Phía tây có địa hình cao, vùng ven biển có dòng biển lạnh đã làm giảm ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền nên lượng mưa ít hơn.
Câu 7.
a) Thảm thực vật có sự thay đổi theo độ cao ở hai sườn của dãy An-đét (dẫn chứng).
b) Nguyên nhân là do sự thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm theo độ cao dẫn đến thảm thực vật cũng có sự thay đổi theo độ cao.
Câu 8.
Sau vụ cháy rừng sẽ làm cho:
- Động vật mất nơi sinh sống, suy giảm đa dạng sinh học.
– Mất lớp phủ thực vật, đất bị thoái hoá.
– Ảnh hưởng tới bầu khí quyển, làm biến đổi khí hậu, thiên tại nhiều hơn,...