15.11. Phân tử hemoglobin (Hb) trong máu nhận O2 ở phổi để chuyển thành HbO2. Chất này theo máu tới các bộ phận cơ thể, tại đó HbO2 lại chuyển thành Hb và O2 (để cung cấp O2 cho các hoạt động sinh hóa cần thiết trong cơ thể). Nếu trong không khí có lẫn carbon monoxide (CO), cơ thể nhanh chóng bị ngộ độc. Cho các số liệu thực nghiệm sau:
Hb + O2 → HbO2 $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ = -33,05 kJ(1)
Hb + CO → HbCO $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ = - 47,28 kJ(2)
HbO2 + CO → HbCO + O2 $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ = - 14,23 kJ(3)
HbCO + O2 → HbO2 + CO $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ = 14,23 kJ(4)
Liên hệ giữa mức độ thuận lợi của phản ứng (qua $\Delta _{r}H_{298}^{o}$) với những vấn đề thực nghiệm nêu trên.
Bài Làm:
Vì các phản ứng (2) và (3) lần lượt có $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ âm hơn phản ứng (1) và (4) nên sự hình thành HbCO thuận lợi hơn sự tạo thành HbO2.
Do vậy không có sự nhả O2 và giải phóng Hb như trường hợp không có CO. Điều này giải thích sự ngộ độc CO trong máu.