Phân tích nhân vật cai lệ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật và sự miêu tả của tác giả?

Câu 2 (Trang 32 - SGK) Phân tích nhân vật cai lệ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật và sự miêu tả của tác giả?

Bài Làm:

Phân tích nhân vật cai lệ:

  • Tên cai lệ là tên đứng đầu bọn lính ở huyện đường chuyên đi đòi sưu thuế, đây là một tên độc ác chỉ làm những điều sai trái. Hắn là tiêu biểu nhất của hạng tay sai, công cụ đắc lực của cái trật tự xã hội ấy.
  • Thái độ hành động:
    • Tay cầm roi song, tay cầm thước
    • Gõ đầu roi xuống đất
    • Thét bằng giọng khàn khàn
    • Trợn ngược hai mắt quát chị Dậu
    • Tát và mặt chị dậu
  • Xưng hô:
    • Gọi anh Dậu là thằng, xưng ông
    • Gọi chị Dậu là mày, xưng ông,cha
  • Khi đến nhà chị Dậu hắn đã đập roi xuống bàn quát: Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!”. Anh Dậu vừa chết đi sống lại, hắn đâu thèm có để ý.. Chính tay hắn hôm trước đã trói gô anh rất chặt, rồi điệu ra đình cùm kẹp giữa lúc anh đang ốm nặng. Vậy mà, giờ đây, trước những lời van xin của chị Dậu mong hắn tha cho anh, hắn đáp lại bằng thái độ hết sức phũ phàng. Hành động không giống người đó đã khắc sâu vào trong lòng người đọc một chế độ độc ác mất hết nhân tính, anh Dậu mới ốm dậy nhưng bọn chúng cũng không tha.
  • Cai lệ là kẻ lòng lang dạ sói, vừa độc ác vừa hống hách, cậy quyền để ức hiếp những người dân lành yếu đuối.

Cách miêu tả của tác giả: rất chân thực, sinh động bằng những nét sắc sảo, linh hoạt. Vì vậy mà chân dung nhân vật được thể hiện đúng với tính cách của họ.
Qua đó, cũng thể hiện thái độ căm ghét, khinh bỉ của tác giả với giai cấp thống trị. Đồng thời phê phán cho những tên cai lệ -  người chỉ là một công cụ cho người khác sai khiến và điều khiển.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Tức nước vỡ bờ

Câu 1 (Trang 32 - SGK) Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?

Xem lời giải

Câu 3 (Trang 33 - SGK) Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích. Theo em, sự thay đổi thái độ đó của chị Dậu có được miêu tả chân thực và hợp lí không? Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách của chị Dậu?

Xem lời giải

Câu 4 (Trang 33 - SGK) Em hiểu như thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích? Theo em đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?

Xem lời giải

Câu 5 (Trang 33 - SGK) Hãy chứng minh nhận xét của nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan:”Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”

Xem lời giải

Câu 6 (Trang 33 - SGK) Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã “Xui người nông dân nổi loạn”. Em hiểu thế nào về nhận xét đó? Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, hãy làm sáng rõ ý kiến của Nguyễn Tuân.

Xem lời giải

Phần tham khảo, mở rộng

Câu 1: Từ bối cảnh xã hội trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố hãy cảm nhận về cuộc sống người nông dân trong xã hội cũ

Xem lời giải

Câu 2:  Viết đoạn văn  giới thiệu đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Xem lời giải

Câu 3: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

Xem lời giải

Câu 4:  Giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Xem lời giải

Hãy nêu ngắn gọn những nội dung chính và chi tiết kiến thức trọng tâm bài học " Tức nước vỡ bờ "

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.