Phân loại các từ ngữ địa phương theo các cách sau:

b) Phân loại các từ ngữ địa phương theo các cách sau:

- Chỉ ra các sự vật, hiện tượng… không có tên trong các phương ngữ khác và trong từ ngữ toàn dân.

- Đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.

- Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.

Bài Làm:

Phân loại các từ ngữ địa phương theo các cách:

- Chỉ ra các sự vật, hiện tượng… không có tên trong các phương ngữ khác và trong từ ngữ toàn dân.

  • Bồn bồn, kèo nèo : hai thứ cây thân mềm, sống ở nước có thể làm dưa, ăn sống, luộc hoặc xào nấu được dùng phổ biến ở vùng Tây Nam Bộ.
  • Cà chớn: chỉ người hay trêu đùa, đùa dai.
  • Nhút : Món ăn làm bằng xơ mít, là món ăn phổ biến ở miền Trung
  • Sú, vẹt: là loài cây nhỏ, cao đến 10 m. Cây mọc ven biển hoặc trong rừng ngập mặn, thường sinh sống cùng với các cây thuộc họ Đước.

- Đồng nghĩa nhưng khác về âm với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.

Phương ngữ Bắc/ Phương ngữ Trung/ Phương ngữ Nam

  • Mẹ/Mạ/Má
  • Bố/Bọ/Ba, tía
  • Sao thế?/ Răng rứa?/ Vậy sao?
  • Bao giờ đi/Khi mô đi/chừng nào đi

- Đồng âm nhưng khác về nghĩa với những từ ngữ trong các phương ngữ khác hoặc trong ngôn ngữ toàn dân.

Phương ngữ Bắc/ Phương ngữ Trung/ Phương ngữ Nam

  • Hòm (vật đựng đồ dùng)/ Hòm (quan tài)/ Hòm (quan tài)

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn 9 VNEN bài 13: Làng

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.