Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong những câu sau về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ.

3. Tìm hiểu về khởi ngữ

a) Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong những câu sau về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ.

(1) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

(2) Giàu, tôi cũng giàu rồi.

(Nguyễn Công Hoan, Bước đường cùng)

(3) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp […]

(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

Bài Làm:

Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ:

(1) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.

CN: anh (từ anh thứ hai)

(2) Giàu, tôi cũng giàu rồi.

CN: tôi

(3) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp […]

CN: chúng ta

Về vị trí trong câu: các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ.

Quan hệ với vị ngữ: các từ ngữ in đậm không phải là chủ ngữ trong câu, không có quan hệ với thành phần vị ngữ.

 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn 9 VNEN bài 18: Bàn về đọc sách

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.