Nội dung chính bài: Nói giảm nói tránh

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Nói giảm nói tránh". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1

Bài Làm:


A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Nói giảm nói tránh, là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.

B. Nội dung chính cụ thể

  • Nói giảm, nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề, tránh thô tục, mất lịch sự.
  • Dấu hiệu nhận biết biện pháp nói giảm, nói tránh: Nếu trong câu có các từ ngữ diễn đạt tế nhị, tránh nghĩa thông thường của nó.
  • Nói giảm nói tránh nên vận dụng thật linh hoạt trong các tình huống giao tiếp. Nói giảm nói tránh giúp thể hiên sự lịch sự, nhã nhặn và tôn trọng với người khác. Đồng thời thể hiện bạn là con người có giáo dục, văn hóa, biết cách ứng xử. Tuy nhiên tùy theo thời điểm mà chúng ta cần phải nói thẳng, nói thật nhất là các sự việc xấu, giúp tố giác cái xấu hoặc giúp họ thay đổi. Như vậy tùy theo trường hợp trong cuộc sống mà áp dụng nói giảm nói tránh thật phù hợp.

VD: Ông già đã chết hôm qua.

=> Cách nói giảm nói tránh: Ông già mới qua đời ngày hôm qua.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Nói giảm nói tránh

Câu 1: (Trang 108 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) Điền các từ ngữ nói giảm nói tránh sau đây vào chỗ trống l...l: đi nghỉ, khiếm thị, chia tay nhau, có tuổi, đi bước nữa.
a) Khuya rồi, mời bà l...l
b) Cha mẹ em l...l từ ngày em còn rất hé, em về ở với bà ngoại.
c) Đây là lớp học dành cho trẻ em l...l.
d) Mẹ đã l...l rồi, nên chú ý giữ gìn sức khoẻ.
e) Cha nó mất, mẹ nó l...l, nên chú nó rất thương nó.

Xem lời giải

Câu 2: (Trang 109 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) Trong mỗi cặp câu dưới đây, câu nào có sử dụng cách nói giảm nói tránh ?
a1) Anh phải hoà nhã với hạn hè!
a2) Anh nên hoà nhã với hạn hè!
b1) Anh ra khỏi phòng tôi ngay!
b2) Anh không nên ở đây nữa!
c1) Xin đừng hút thuốc trong phòng!
c2) Cấm hút thuốc trong phòng!
d1) Nó nói như thế là thiếu thiện chí.
d2) Nó nói như thế là ác ý.
e1) Hôm qua em hỗn với anh, em xin anh thứ lỗi.
e2) Hôm qua em có lỗi với anh, em xin anh thứ lỗi.

Xem lời giải

Câu 3: (Trang 109 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) Khi chê trách một điều gì, để người nghe dễ tiếp nhận, ta thường nói giảm nói tránh bằng cách phủ định điều ngược lại với nội dung đánh giá. Chẳng hạn, đáng lẽ phải nói “Bài thơ cùa anh dở lắm’’ thì lại bảo “Bài thơ của anh chưa được hay lắm’’. Hãy vận dụng cách nói giảm nói tránh như thế để đặt năm câu đánh giá trong những trường hợp khác nhau.

Xem lời giải

Câu 4: (Trang 109 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) Việc sử dụng cách nói giảm nói tránh là tuỳ thuộc vào tình huống giao tiếp. Trong trường hợp nào thì không nên dùng cách nói giảm nói tránh?

Xem lời giải

Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nói giảm nói tránh.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.