Nội dung chính bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1

Bài Làm:


A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm chủ yếu vẫn là dàn ý của bài văn tự sự có bố cục ba phần (Mở bài, Thân bài và Kết bài). Tuy vậy, trong từng phần, cần đưa vào các nội dung miêu tả và biểu cảm để dàn ý được hoàn chỉnh hơn.

B. Nội dung chính cụ thể

1. Dàn ý của bài văn tự sự.

a. Mở bài: Thường giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống trong câu chuyện

b. Thân bà: Kể lại diễn biến của câu chuyện theo một trình tự nhất định. Trong khi kể, người viết thường kết hợp miêu tả sự việc, con người  và thể hiện tình cảm, thái độ của mình trước sự việc và con người được miêu tả.

c. Kết bài: Thường neu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc

2. Ví dụ: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ.

* Mở bài:

  • Giới thiệu về kỉ niệm đáng nhớ đó là gì? (được thầy cô khen, bị hiểu lầm, nói dối cha mẹ…)
  • Ấn tượng chung của em về kỉ niệm ấy (vui vẻ, hạnh phúc, xấu hổ…)

* Thân bài:

a. Hoàn cảnh diễn ra kỷ niệm:

  • Kỉ niệm đó diễn ra khi nào?
  • Kỉ niệm đó liên quan đến ai?

b. Diễn biến của câu chuyện:

  • Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào
  • Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện
  • Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện

c . Kết thúc câu chuyện

  • Câu chuyện kết thúc như thế nào
  • Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.

* Kết bài: Bài học em nhận ra sau kỷ niệm đó.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

Câu 1: (Trang 95 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) Từ văn bản Cô bé hán diêm, hãy lập ra một dàn ý cơ bản theo gợi ý sau :
a. Mở bài:

Giới thiệu ai? Trong hoàn cảnh nào?
b. Thân bài:

Nêu các sự việc chính xảy ra với nhân vật theo trật tự thời gian (lúc đầu, sau đó, tiếp theo) và kết quả (Mấy lần quẹt diêm? Mỗi lần diễn ra như thế nào và kết quả ra sao?). Trong khi nêu các sự việc chính, chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm được sử dụng trong đó.
c. Kết bài:

Kết cục số phận của nhân vật như thế nào và cảm nghĩ của người kể ra sao?

Xem lời giải

Câu 2: (Trang 95 - SGK Ngữ văn 8 tập 1) Lập dàn ý cho đề bài: “Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi”.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.