Nội dung chính bài: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 1

Bài Làm:


A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung).
  • Dấu hai chấm dùng để:
    • Đánh dấu (báo trước phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó).
    • Đánh dấu (báo trước lời dẫn trực tiếp dùng với dấu ngoặc kép hay lời đối thoại, dùng với dấu gạch ngang).

B. Nội dung chính cụ thể

1. Dấu ngoặc đơn

  • Dấu ngoặc đơn có nhiều kiểu loại, ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }. Dùng phổ biến nhất là ngoặc tròn, những kiểu khác ít gặp hơn
  • Công dụng: Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).
  • Dấu ngoặc đơn là loại dấu câu có chức năng tách biệt. Tác dụng của nó cũng tương tự như dấu phẩy hoặc dấu gạch ngang.
  •  Khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu ngoặc đơn và cũng như trong trường hợp dấu ngang, ngữ điệu phải thích hợp đối với thành phần chú thích.
Ví dụ 1: Ở đất Mường Giơn, ông không phải là người học Lò chỉ chuyên được làm kỳ mục, tạo bản (trưởng thôn).

Ví dụ 2: Mậu thân Thuận Thiên năm thứ nhất [1428]... người Minh đã về nước, vua bèn thống nhất thiên hạ, lấy năm ấy là năm dẹp yên. (Dịch "Đại Việt Sử kí toàn thư")

2. Dấu hai chấm

Dấu hai chấm dùng để báo hiệu một điều trình bày tiếp theo sau và có tác dụng thuyết minh đối với một điều đã trình bày trước.

Cụ thể:

  • Khi báo trước lời dẫn trực tiếp, ta dùng với dấu ngoặc kép.
Ví dụ 1: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tôi chủ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành".
  • Khi báo trước một lời đối thoại, ta thường dùng dấu hai chám với dấu gạch ngang.
Ví dụ 2: Em ngẩng đầu nhìn tôi đáp:
Em sẽ cố gắng học tập thật tốt
Ví dụ 3:  Thấy lão vẫn nài nỉ mãi, tôi đành nhận vậy. Lúc lão ra về, tôi còn hỏi:
- Có đồng nào cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?
  • Dấu hai chấm còn dùng để đánh dấu phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho phần đứng trước
    • Thuyết minh: Ngoài ra, các em còn được học các môn thể thao: Võ, bơi, cầu lông, bóng bàn, cờ vua…..
    • Bổ sung: Thật ra thì lão chỉ tâm ngầm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu: lão vừa xin tôi ít bả chó.( Nam Cao )
    • Giải thích: VD:
      • Hoa bưởi thơm rồi, đêm đã khuya. ( Xuân Diệu )
      • Cảnh vật xung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học. ( Thanh Tịnh )

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn bài: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm

Câu 1: Trang 135 SGK Ngữ văn 8 tập 1
Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích
a. Qua các cụm từ “tiệt nhiên” (rõ ràng, dứt khoát như thế, không thể khác), “định phận tại thiên thư” (định phận tại sách trời), “hành khan thủ bại hư” (chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại), hãy nhận xét về giọng điệu của bài thơ.
b. Chiều dài của cầu là 2290m (kể cả phần cầu dẫn với chín nhịp dài và mười nhịp ngắn).
c. Để văn bản có tính liên kết, người viết (người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau, đồng thời phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng những phương tiện ngôn ngữ (từ, câu...) thích hợp.

Xem lời giải

Câu 2: Trang 136 SGK Ngữ văn 8 tập 1
Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong những đoạn trích sau:
a. “Nhưng họ thách nặng quá: nguyên tiền mặt phải một trăm đồng bạc, lại còn cau, còn rượu... cả cưới nữa thì mất đến cứng hai trăm bạc.”
 (Nam Cao, Lão Hạc)
b. “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:
- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.”
(Tô Hoài, Dế mèn phiêu lưu kì)
c. “Rồi một ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển, óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc...”
 (Vũ Tú Nam, Biển đẹp)

Xem lời giải

Câu 3: Trang 136 SGK Ngữ văn 8 tập 1
Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích sau đây được không? Trong đoạn trích này, tác giả dùng dấu hai chấm nhằm mục đích gì?
“Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thể có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.”

(Đặng Thai Mai; Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc)

Xem lời giải

Câu 4: Trang 137 SGK Ngữ văn 8 tập 1
Quan sát câu sau và trả lời câu hỏi. “Phong Nha gồm hai bộ phận: Động Khô và Động Nước” (Trần Hoàng, Động Phong Nha)

Xem lời giải

Câu 5: Trang 137 SGK Ngữ văn 8 tập 1
Một học sinh chép lại đoạn văn của Thanh Tịnh như sau:
Sau khi đã đọc xong mười mấy tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:
- Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải cố gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? (Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.
Câu hỏi :

  • Bạn đó chép lại dấu ngoặc đơn đúng hay sai? Vì sao?
  • Phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn có phải là một bộ phận của câu không ?

Xem lời giải

Câu 6: Trang 137 SGK Ngữ văn 8 tập 1
Dựa vào nội dung đã học ở văn bản Bài toán dân số, hãy viết một đoạn văn ngắn về sự cần thiết phải hạn chế việc gia tăng dân số, trong đoạn văn có dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1, hay khác:

Xem thêm các bài Soạn văn 8 tập 1 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.

Xem Thêm

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.