Lợi ích và một số mối nguy hại trên không gian mạng đối với trẻ em.

VẬN DỤNG

Em hãy trình bày trước lớp một trong hai chủ đề sau:

1. Lợi ích và một số mối nguy hại trên không gian mạng đối với trẻ em.

2. Những điều học sinh cần biết về an ninh mạng. 

Bài Làm:

Thế giới đang chứng kiến một sự thay đổi lớn về hình thái hoạt động theo cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Trẻ em, những công dân tương lại của kỷ nguyên số, được sinh ra trong thời kỳ phát triển và chấp nhập internet thành một phần tất yếu của cuộc sống. 1/3 số người sử dụng internet trên thế giới là trẻ em.

Người lớn tiếp nhận thế giới công nghệ số internet giống như một phần của cuộc sống, họ nhìn nhận và phát triển internet giống như công cụ mang lại những tiện ích xã hội cho họ. Trẻ em thì không như vậy, với sự phát triển và những công cụ kết nối do internet mang lại, trẻ em sử dụng và tiếp nhận internet giống như môi trường giao tiếp cuộc sống của mình, đó là cách thức trẻ tiếp xúc với thế giới, liên lạc với bạn bè, học tập, các trò chơi giải trí và thậm chí với các thành viên trong gia đình. Có thể khẳng định rằng, thế giới số là môi trường giao tiếp mà bất kỳ một trẻ em nào cũng cần được tiếp xúc và đó là quyền để giao lưu, trao đổi, học hỏi, tận dụng những lợi ích mà internet mang đến cho xã hội. Hiện nay, trẻ em chiếm đến 1/3 số người sử dụng internet trên toàn thế giới, những chủ nhân tương lai đang hình thành nhân cách và học hỏi những kinh nghiệm cả từ cuộc sống ngoài đời thực cũng như cuộc sống trên mạng. Những rủi ro ngoài đời thực cũng như những rủi ro trên mạng có nhiều điểm khá tương đồng nhưng vẫn có những điểm khác biệt do sự khác biệt về tính chất vật lý giữa hai môi trường.

Theo số liệu của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), thế giới có khoảng 2,2 tỷ người ở độ tuổi dưới 18, biến trẻ em thành nhóm đối tượng dễ tổn thương có dân số lớn nhất trong xã hội. Những rủi ro tiềm ẩn trẻ em phải đối diện trên internet bao gồm: sự riêng tư và thông tin cá nhân của trẻ em; văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em; xâm hại tình dục trẻ em, mại dâm trẻ em và buôn bán trẻ em; bắt nạt trực tuyến; trẻ em tiếp cận những nội dung có hại qua công nghệ thông tin và truyền thông; sử dụng quá mức và nghiện.

Trong đó, vấn đề sử dụng internet, công cụ trực tuyến để tấn công, lạm dụng tình dục trẻ em đang trở thành vấn nạn không chỉ của bất kỳ một quốc gia nào mà đó là cuộc chiến của tất cả các quốc gia trên thế giới. Thế giới hội nhập đồng nghĩa với việc các quốc gia cần nhanh chóng tham gia kết nối internet, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc các quốc gia đều cùng tham gia cuộc chiến về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.

Cũng theo UNICEF, trong đại dịch COVID-19, cuộc sống của hàng triệu trẻ em tạm thời bó hẹp trong gia đình và màn hình máy tính, ti vi. Hơn 1,5 triệu trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng do các trường học ở hầu hết các quốc gia đóng cửa do dịch bệnh. Trong thời gian này, học sinh học tập, giao lưu nhiều hơn trên mạng Internet.

Việc dành nhiều thời gian hơn trên các nền tảng ảo có thể khiến trẻ em dễ bị bóc lột tình dục, dụ dỗ và lừa gạt bởi nhiều kẻ xấu đang tìm cách lợi dụng tình hình dịch COVID-19. Bên cạnh đó, trẻ cũng dễ tiếp xúc với các nội dung độc hại, bạo lực, gia tăng nguy cơ bị bắt nạt trên mạng…

Một trong những biện pháp hiệu quả nhất mà cho đến nay không chỉ Việt Nam mà tất cả các quốc gia đang hướng tới là trang bị cho trẻ em nhận thức về các nguy cơ, rủi ro trên môi trường mạng, kỹ năng tự bảo vệ mình và tìm kiếm sự giúp đỡ khi gặp các vấn đề trong quá trình tương tác trên không gian mạng. Việc này đòi hỏi các cơ quan chức năng, thầy cô, cha mẹ và những người chăm sóc trẻ trang bị cho trẻ những kiến thức căn bản khi tham gia môi trường mạng.

Bên cạnh đó, Chính phủ và doanh nghiệp cần đặt mục tiêu tạo lập Hệ sinh thái sản phẩm ứng dụng Việt đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí của trẻ em trên môi trường mạng, trong đó khuyến khích sử dụng các sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp Việt Nam phát triển tại các cơ sở giáo dục, chăm sóc trẻ em. Để tạo được hệ sinh thái này, các doanh nghiệp số sẽ được hỗ trợ, khuyến khích phát triển sáng kiến, cung cấp các giải pháp kỹ thuật an toàn, thông tin bảo vệ trẻ em tương tác an toàn trên môi trường mạng./.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải bài 6 Một số hiểu biết về an ninh mạng

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT AN NINH MẠNG

1. Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng

Khám phá 2: Theo em, những hành vi nào bị nghiêm cấm về an ninh mạng?

Xem lời giải

Luyện tập 2

Các hành vi nào trong các tình huống sau bị nghiêm cấm về an ninh mạng? Các hành vi đó gây ra hậu quả gì?

1. Do thích phiêu lưu, mạo hiểm, Hưng xâm nhập vào một tài khoản trên MXH và thay ảnh đại diện bằng hình ảnh một thành viên của tổ chức khủng bố. Sau đó, Hưng soạn nội dung kích động và chia sẻ lên dòng trạng thái của tài khoản đó. 

2. Bạn Phương tải về máy tính một trò chơi trực tuyến và tổ chức cho một nhóm bạn chơi cùng. Trò chơi này được thực hiện bằng cách dùng thẻ cào điện thoại  để mua tiền ảo, khi thắng cuộc được đổi từ tiển ảo sang tiền thật.  

Xem lời giải

2. Quyền của trẻ em trên không gian mạng

Khám phá 3: Theo em, trẻ em được hưởng lợi và được làm những gì trên không gian mạng?

Xem lời giải

3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng

Khám phá 4: Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng là gì?

Xem lời giải

Luyện tập 3: Là học sinh, em cần làm gì để góp phần bảo vệ an ninh mạng?

Xem lời giải

III. BẢO MẬT THÔNG TIN CÁ NHÂN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

Khám phá 5: Theo em, thông tin cá nhân gồm những việc gì? Việc chia sẻ thông tin cá nhân trên không gian mạng có an toàn không? Vì sao?

Xem lời giải

Luyện tập 4

1. Em đã làm gì để bảo mật thông tin cá nhân trên không gian mạng?

2. Bác Thanh nhờ em tạo tài khoản MXH với mật khẩu là ngày, tháng, năm sinh của bác cho dễ nhớ. Em sẽ giải quyết như thế nào?

3. Trong một số hoạt động sau đây, hoạt động nào không dùng để bảo mật thông tin cá nhân trên không gian mạng? Vì sao?

a) Đặt mật khẩu cá nhân mạnh.

b) Dùng mạng wifi công cộng để giao dịch tài chính với thẻ tín dụng.

c) Đăng xuất tài khoản sau khi đã dùng xong. 

d) Dùng trang web có giao thức "https".

e) Sử dụng phần mềm chống virus. 

g) Kiểm tra, xác minh trước khi mở các thư điện tử.

h) Kiểm tra địa chỉ web trên trình duyệt.

i) Kiểm tra lỗi chính tả trên web. 

Xem lời giải

Lớp 10 | Để học tốt Lớp 10 | Giải bài tập Lớp 10

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 10, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 10 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 10 - Kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập