Bài tập 1. Nối việc làm dưới đây với ô chữ “nên” hoặc “không nên” cho phù hợp.
Trả lời:
- Những việc nên làm:
- Chào hỏi khi gặp thầy, cô giáo
- Lễ phép với thầy, cô
- Xin phép thầy, cô giáo khi muốn ra ngoài
- Phát biểu ý kiến xây dựng bài
- Thăm hỏi khi thầy, cô giáo bị ốm
- Những việc không nên làm:
- Nói chuyện riêng trong giờ học
- Không chào thầy, cô giáo cũ
- Nói leo trong giờ học
Bài tập 2. Nối cách ứng xử ở cột B với cột A phù hợp với mỗi tình huống ở cột A.
Trả lời:
Nối ý cột B với cột A:
Bài tập 3. Hãy viết vào “hình đám mây” tên thầy, cô giáo đã dạy em và điều em ấn tượng nhất về thầy, cô đó.
Trả lời:
Em hãy viết tên thầy cô giáo dạy em và điều em ấn tượng về thầy cô đó.
Ví dụ: cô Hằng đã dạy em môn toán lớp 1, em rất quý cô bởi vì cô là một người nói chuyện rất nhẹ nhàng, cô luôn dạy bảo tận tình cho học sinh, cô dạy rất hay và dễ hiểu.
Bài tập 4. Thầy Hùng dạy môn Thẻ dục ở lớp Nam, thầy luôn yêu quý và chỉ bảo tận tình cho học sinh. Nghe tin thầy bị ốm, Nam rủ các bạn cùng lớp đến thăm thầy.
a. Nếu là bạn cùng lớp với Nam, em sẽ làm gì?
b. Việc thăm hỏi khi thầy, cô bị ốm thể hiện tình cảm gì của học sinh đối với thầy, cô?
Trả lời:
a. Nếu là bạn cùng lớp với Nam, em sẽ cùng bạn ấy đến thăm hỏi thầy.
b. Việc thăm hỏi khi thầy, cô bị ốm thể hiện sự quan tâm, kính trọng của học sinh đối với thầy.
Bài tập 5. Em sẽ khuyên bạn điều gì?
1. Cô Lan mới bị ngã xe, chân cô còn đau nên đi tập tễnh. Các bạn trong lớp thấy vậy nhìn nhau cười.
2. Trong giờ học, một số bạn cười đùa, trêu thầy giáo.
Trả lời:
1. Em sẽ khuyên bạn không nên cười như thế vì như thế là không tôn trọng cô Lan, chúng ta hãy giúp cô mang cặp sách để cô có thể di chuyển dễ dàng hơn đến lớp.
2. Em sẽ khuyên bạn không nên cười đùa như thế trong giờ học, hãy học tập nghiêm túc.
Bài tập 6. Hãy vẽ một bức tranh theo chủ đề “Kính trọng thầy giáo, cô giáo”.
Trả lời:
Em có thể tham khảo một số bức tranh về đề tài này: