Bài tập 1. Viết tên những cảm xúc vào dưới các gương mặt sau:
Trả lời:
Bài tập 2. Hãy phân biệt cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực bằng cách đánh dấu tick vào các ô phù hợp
Em thấy mình cần hạn chế những cảm xúc nào? Vì sao?
Trả lời:
* Em thấy mình cần hạn chế những cảm xúc tiêu cực, bởi vì cảm xúc tiêu cực sẽ khiến bản thân và người xung quanh không được thoải mái và sẽ khó chịu.
Bài tập 3. Em sẽ có cảm xúc như thế nào nếu ở trong những tình huống dưới đây?
Trả lời:
- Tình huống 1: Em sẽ cảm thấy vui mừng vì được cô khen
- Tình huống 2: Em sẽ cảm thấy sợ hãi vì đã làm vỡ đồ
- Tình huống 3: Em sẽ cảm thấy buồn vì các bạn xa lánh, không chơi với mình
- Tình huống 4: Em cảm thấy buồn và xấu hổ vì bị bạn chê cười
Bài tập 4. Hãy viết các suy nghĩ tích cực nếu em ở trong các tình huống sau:
Tình huống | Suy nghĩ tiêu cực |
Bài kiểm tra của em có kết quả không tốt, em rất buồn. | Ví dụ: Mình sẽ chăm học hơn, mình sẽ nhờ cô giáo giảng lại những chỗ chưa hiểu. |
Bạn trêu em béo, em rất tức giận. | |
Em không trả lời được câu hỏi của cô giáo, em rất xấu hổ. |
Trả lời:
Tình huống | Suy nghĩ tiêu cực |
Bài kiểm tra của em có kết quả không tốt, em rất buồn. | Mình sẽ chăm học hơn, mình sẽ nhờ cô giáo giảng lại những chỗ chưa hiểu. |
Bạn trêu em béo, em rất tức giận. | Mình sẽ không quan tâm đến bạn nữa, không chơi với những người chê cười mình |
Em không trả lời được câu hỏi của cô giáo, em rất xấu hổ. | Mình sẽ cố gắng học bài và soạn bài thật tốt trước khi đến lớp, nếu không hiểu chỗ nào mình sẽ hỏi chị |