Giáo án Toán 2 Kết nối tri thức

Giáo án toán 2 sách mới kết nối tri thức. Giáo án được biên soạn rất chi tiết, trình bày rõ ràng, mạch lạc. Giáo án do nhóm giáo viên ConKec và công sự cùng thực hiện. Giáo án có sẵn bản word để tải về.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 44: BẢNG CHIA 5

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức

- Biết hình thành bảng chia 5 từ bảng nhân 5, viết đọc được bảng chia 5

- Vận dụng tính nhẩm (dựa vào bảng chia 5)

- Giải một số bài tập, bài toán thực tế liên quan đến các phép chia ở bảng chia 5

  1. Năng lực:

- Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận

- Năng lực riêng: Qua hoạt động khám phá hình thành phép nhân, vận dụng vào giải một số bài toán thực tế liên quan đến phép nhân, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học

  1. Phẩm chất
  • Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
  • Phát triển tư duy toán cho học sinh
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên: Bộ đồ dùng Toán học 2, hình phóng to bảng chia 5 hoặc chiếu lên bảng
  3. Đối với học sinh: Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: BẢNG CHIA 5

I. KHÁM PHÁ

a. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

- Giúp HS biết cách lập bảng chia 5 từ bảng nhân 5; viết và đọc bảng chia 5

b. Cách thức tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc bài toán trong SGk

- Từ bài toán dẫn ra một phép nhân trong bảng nhân 5 rồi chỉ ra một phép chia tương ứng trong bảng chia 5. Chẳng hạn từ 5 x 2 = 10 suy ra 10 : 5 = 2

- Từ bảng nhân 5, lập bảng chia 5 (Như SGK)

+ GV có thể nêu cho HS bảng nhân 5 đã học, hướng đãn một số phép tính trong bảng chia 5 rồi cho HS  tự hoàn thiện

+ GV cho HS đọc, viết bảng chia 5, bước đầu HS có thể cho HS cách ghi nhớ bảng chia 5  .

II. HOẠT ĐỘNG

a. Mục tiêu: Vận dụng vào tính nhẩm và giải bài toán thực tế liên quan đến các phép chia trong bảng chia 5

b. Cách thức tiến hành

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS quan sát bảng ở bt1

- Yêu cầu HS tính nhẩm dựa vào bảng chia 5 rồi nêu, viết kết quả vào ô dấu “?” trong bảng

Bước 2: Hoạt động nhóm đôi

- GV yêu cầu HS bắt cặp với bạn bên cạnh và hoàn thành  BT1

- GV cho HS thảo luận suy nghĩ trả lời vào bảng nhóm.

- GV gọi đại hiện các nhóm đứng dậy trình bày kết quả trước lớp.

- GV nhận xét, đưa ra đáp án đúng, khen ngợi những nhóm có đáp án đúng.

- GV có thể nêu VD khác để HS thực hiện

Nhiệm vụ 2: Hoạt động cả lớp, hoàn thành BT2

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV chiếu Slide, GV yêu cầu HS suy nghĩ nhanh, tìm ra đáp án.

- GV có thể lồng bài toán với tình huống “múa lân”

- GV có thể cho những phép chia khác ở bảng chia 3, bảng chia 5 hoặc bảng nhân 2, bảng nhân 5 để HS thực hiện. Hoặc GV có thể hỏi thêm chẳng hạn: “trong các phép chia ở cả hai con lân, phép chia nào có thương lớn nhất, phép chia nào có thương bé nhất?”

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- Sau thời gian suy nghĩ, GV hỏi lần lượt từng số sau đó gọi HS đứng tại chỗ trả lời.

- GV gọi 1 bạn khác đứng dậy nhận xét, bổ sung (nếu sai)

- GV thực hiện tương tự cho đến khi hết bài tập.

- GV nhận xét, kết luận.

Nhiệm vụ 3: Hoạt động cả lớp, hoàn thành BT3

Bước 2: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc đề bài SGK

- Yêu cầu HS phân tích đề bài

Bước 2: Hoạt động cặp đôi – Hoạt động cá nhân

- GV cho HS vận dụng ngay kiến thức, thảo luận nhóm để giải bài tập

- GV mời đại diện một HS phân tích đề bài

- GV yêu cầu HS khác lên bảng giải bài toán

- GV yêu cầu HS nêu nhận xét và chốt đáp án

- GV kết thúc tiết học: cho HS củng cố bài học.

 

- HS nghe GV giới thiệu

- HS lắng nghe, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

- Các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét.

 

- HS thảo luận cặp đôi, ghi đáp án vào bảng nhóm.

- Các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét.

- HS nhận biết, nghe GV kết luận

 

 

- HS thảo luận cặp đôi, ghi đáp án vào bảng nhóm.

- HS trình bày kết quả

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ, tìm ra câu trả lời

- HS xung phong, đứng dậy trả lời trước lớp, lắng nghe bạn nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe nhận xét.

- HS đưa ra câu trả lời trước lớp

Số hoa cúc có là:

40 : 5 = 8

Đáp số: 8 bó hoa cúc

- HS lắng nghe

 

TIẾT 2: LUYỆN TẬP

LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Thông qua hệ thống bài tập vận dụng, thực hành và bổ sung, phát triển, giúp HS củng cố kiến thức về bảng chia 2, bảng chia 5

b. Cách thức tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc đề, quan sát tia số và hướng dẫn HS làm bài.

- Yêu cầu HS thực hiện tính trong trường hợp có hai dấu phép tính

Bước 2: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi

- GV yêu cầu HS suy nghĩ, hoàn thành bài tập 1 vào vở.

- GV cho HS hoạt động cặp đôi, nói cho nhau nghe đáp án của mình và kiểm tra chéo.

- GV mời đại diện 2 HS trình bày câu trả lời.

- GV giao thêm bài toán mở và yêu cầu HS hoạt động cặp đôi hoàn thành bài toán:

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS giải bài toán có lời văn

- HS cần phân tích đề bài (cho biết gì, hỏi gì) tìm phép tính thích hợp rồi trình bày bài giải

- GV có thể lồng bài toán vào câu chuyện, chẳng hạn “Tết trung thu, rước đèn ông sao”  để gây hứng thú học tập cho HS

Bước 2: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi

- GV cho HS thảo luận cặp đôi, trao đổi kết quả và chốt đáp án.

-  GV mời đại diện 2 HS trả lời.

- GV chữa, đánh giá và tuyên dương HS có câu trả lời đúng.

nghe.

- GV mời một số HS phát biểu trả lời.

- GV nhận xét quá trình thảo luận, chốt đáp án, tuyên dương những HS có câu trả lời đúng, khích lệ HS làm bài chưa đúng.

VẬN DỤNG: Trò chơi - Chọn tấm thẻ nào?

Yêu cầu:

- Củng cố kiến thức về bảng nhân 2, bảng chia 2, bảng nhân 5, bảng chia 5

+ Gây hứng thú học tập cho HS

+ Có sự tương tác giữa HS với HS, giữa GV với HS

- Có thể chơi theo cặp đôi hoặc theo nhóm (Tùy điều kiện của lớp)

- Mỗi nhóm có một bộ gồm 10 tấm thẻ và một con xúc xắc để chơi. HS nào cũng được chơi và kiểm tra kết quả cho nhau

- Thực hiện trò chơi trong thời gian của tiết học (tùy điều kiện thời gian và lớp học, GV quyết định thời điểm kết thúc trò chơi cho phù hợp

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, chú ý lắng nghe.

- HS hoàn thành bài tập dưới sự hướng dẫn của GV.

- HS trao đổi đáp án và nhận xét chéo.

- HS giơ tay phát biểu, trả lời:

a) 10 : 2 = 5 ; 5 x 4 = 20

b) 5 x 4 = 20 ; 20 : 2 = 10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý quan sát, giơ tay đọc đề.

- HS thảo luận cặp đôi hoàn thành bài tập:

Số chiếc đèn ông sao được trang trí là:

30 : 5 = 6 (chiếc)

Đáp số: 6 chiếc đèn ông sao

- GV nhận xét cho điểm

 

 

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 50: SO SÁNH CÁC SỐ TRÒN TRĂM, TRÒN CHỤC (2 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Biết và so sánh được các số tròn trăm và tròn chục

- Nắm được thứ tự các số tròn trăm, tròn chục; nêu được các số tròn trăm tròn chục ứng với các vạch trên tia số; tím số bé nhất hoặc lớn nhất trong một nhóm có 4 số

  1. Năng lực:

- Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học nhằm giải quyết các bài toán. Qua thực hành luyện tập sẽ phát triển năng lực tư duy và lập luận

- Năng lực riêng:

  • Qua hoạt động quan sát, nhận biết số dựa vào hình ảnh đơn vị, chục, trăm, nghìn, phát triển năng lực mô hình hóa toán học
  • Qua hoạt động diễn đạt, trả lời câu hỏi (bằng cách nói hoặc viết) mà GV đặt ra sẽ giúp HS phát triển năng lực giao tiếp toán học
  • Qua hoạt động giải các bài tập có tình huống, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề
  1. Phẩm chất
  • Yêu thích học môn Toán, có hứng thú với các con số
  • Phát triển tư duy toán cho học sinh
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:

- Các mô hình dạy học số có ba chữ số (ở các bài trước)

- Có thể chuẩn bị một số hình ảnh phóng to trong SGK

  1. Đối với học sinh: Vở ghi, sgk, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

TIẾT 1: SO SÁNH CÁC SỐ TRÒN TRĂM, TRÒN CHỤC

I. KHÁM PHÁ

a. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

- HS biết cách so sánh các số tròn trăm tròn chục; nắm được thứ tự các số tròn trăm, tròn chục; nêu được các số tròn trăm, tròn chục ứng với các vạch trên tia số, tìm số bé nhất hoặc lớn nhất trong một nhóm có 4 số

b. Cách thức tiến hành:

- Đầu tiên, GV có thể cùng HS nhắc lại kiến thức về việc so sánh các số tròn chục trong phạm vi 100 đã học trong chương trình lớp 1.

- Tiếp theo, GV gắn các nhóm hình vuông biểu diễn các số tròn trắm lên bảng, yêu cầu HS viết số tròn trăm tương ứng với mỗi nhóm hình và từ đó so sánh các số tròn trăm bằng cách đếm số ô vuông.

+ GV làm một số ví dụ cho HS thực hành viết số và so sánh trên bảng con.

+ GV gợi mở để HS đi tới kết luận: Số tròn trăm nào có số trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn. Số tròn trăm nào có số trăm bé hơn thì số đó bé hơn. Hai số tròn trăm có cùng số trăm thì bằng nhau.

- Sau đó, GV gắn các nhóm hình vuông lẫn hình chữ nhật biểu điễn các số tròn chục lên bảng, yêu cầu HS viết các số tròn chục tương ứng với mỗi nhóm hình và từ đó so sánh các số tròn chục đã cho.

+ GV cần tạo các số tròn chục theo các trường hợp: Cùng số trăm, khác số chục (chỉ cần so sánh số chục); khác số trăm, cùng số chục (chỉ cần so sánh số trăm). Nói tóm lại, khi so sánh hai số tròn chục, ta so sánh lần lượt số trăm rồi đến số chục.

+ GV lấy một số ví dụ cho HS thực hành viết số và so sánh trên bảng con.

- Cuối cùng, GV cùng HS nhắc lại cách so sánh các số tròn trăm, tròn chục vừa học.

II. HOẠT ĐỘNG

a. Mục tiêu:

HS vận dụng kiến thức vào các bài thực hành.

b. Cách thức tiến hành

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS quan sát nhanh đề bài

- GV gọi 1 HS bất kì lên bảng làm bài

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- GV yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài

- GV cho HS cả lớp suy nghĩ trả lời vào bảng

- GV nhận xét, đưa ra đáp án đúng, khen ngợi  có đáp án đúng.

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV chiếu Slide, GV yêu cầu HS suy nghĩ nhanh, tìm ra đáp án.

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- Sau thời gian suy nghĩ, GV hỏi lần lượt từng số sau đó gọi HS đứng tại chỗ trả lời.

- GV gọi 1 bạn khác đứng dậy nhận xét, bổ sung (nếu sai)

- GV thực hiện tương tự cho đến khi hết bài tập.

- GV nhận xét, kết luận.

Nhiệm vụ 3: Hoạt động cả lớp, hoàn thành BT3

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV chiếu Slide, GV yêu cầu HS suy nghĩ nhanh, tìm ra đáp án.

Bước 2: Hoạt động nhóm đôi

- GV cho HS vận dụng ngay kiến thức, thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi

- GV mời đại diện một vài HS trình bày câu trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác nhận xét và chốt đáp án.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi,

- GV mời đại diện 3 HS trình bày.

- GV yêu cầu HS nêu nhận xét và chốt đáp án.

Nhiệm vụ 4: Hoạt động cả lớp, hoàn thành BT4

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV chiếu Slide, GV yêu cầu HS suy nghĩ nhanh, tìm ra đáp án.

Bước 2: Hoạt động nhóm đôi

- GV cho HS vận dụng ngay kiến thức, thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi

- GV mời đại diện một vài HS trình bày câu trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác nhận xét và chốt đáp án.

- GV kết thúc tiết học: cho HS củng cố bài học.

  

 

- HS lắng nghe, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.

- HS nghe GV giới thiệu

- HS nhận biết, nghe GV kết luận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi:

- Các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ, tìm ra câu trả lời

- HS xung phong, đứng dậy trả lời trước lớp, lắng nghe bạn nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận cặp đôi, ghi đáp án vào bảng nhóm.

- HS trình bày kết quả

- HS lắng nghe GV nhận xét.

 

 

 

 

 

 

- HS suy nghĩ, tìm ra câu trả lời

- HS xung phong, đứng dậy trả lời trước lớp, lắng nghe bạn nhận xét, bổ sung.

TIẾT 2: LUYỆN TẬP

LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS biết cách so sánh các số tròn trăm, tròn chục; biết sắp xếp các số tròn trăm, tròn chục theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại, tìm số bé nhất hoặc lớn nhất trong một nhóm có 4 số.

b. Cách thức tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS đọc đề, quan sát các phép so sánh và hướng dẫn HS làm bài.

Bước 2: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi

- GV yêu cầu HS suy nghĩ, hoàn thành bài tập 1 vào vở.

- GV cho HS hoạt động cặp đôi, nói cho nhau nghe đáp án của mình và kiểm tra chéo.

- GV mời đại diện 2 HS trình bày câu trả lời.

Nhiệm vụ 2-3: Hoàn thành BT2/BT3

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS quan sát đề bài

Bước 2: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi

- GV cho HS thảo luận cặp đôi, trao đổi kết quả và chốt đáp án.

-  GV mời đại diện 2 HS trả lời.

- GV chữa, đánh giá và tuyên dương HS có câu trả lời đúng.

Nhiệm vụ 4: Hoàn thành BT 4

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV chiếu slide lên màn hình và yêu cầu học sinh đọc đề bài, quan sát

Bước 2: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi

- GV yêu cầu HS suy nghĩ hoàn thành bài 3 ra nháp.

- GV cho HS hoạt động cặp đôi nói cho nhau nghe.

- GV mời một số HS phát biểu trả lời.

- GV nhận xét quá trình thảo luận, chốt đáp án, tuyên dương những HS có câu trả lời đúng, khích lệ HS làm bài chưa đúng.

Nhiệm vụ 5: Hoàn thành BT5

- Bài tập củng cố kĩ năng áp dụng kiến thức về nặng hơn, nhẹ hơn và so sánh các số tròn chục để giải quyết bài toán logic

- Gv gợi ‎ HS quan sát hình vẽ hai chiếc cân thăng bằng và tìm ra mối quan hệ (so sánh) cân nặng của các bạn gấu. Chẳng hạn:

+ Từ hình thứ nhất ta có gấu xám nhẹ hơn gấu trắng

+ Từ hình thứ hai ta có gấu trắng nhẹ hơn gấu nâu

+ Như vậy ta có các bạn gấu theo cân nặng tăng dần là: gấu xám, gấu trắng và gấu nâu

- GV gợi ‎ HS dựa vào cân nặng của các bạn gấu được cho trong đề bài để tìm cân nặng của mỗi bạn. Ta sẽ tìm được cân nặng của các bạn gấu xám, gấu trắng và gấu nâu lần lượt là 400 kg, 480 kg, 540 kg

VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức để hoàn thiện bài tập

b. Cách thức tiến hành:

Bài tập: Viết các số 340, 430, 230, 320 theo thứ tự:

a. Từ bé đến lớn:....

b. Từ lớn đến bé:.....

Bước 1: Hoạt động cả lớp

- GV yêu cầu HS quan sát đề bài trên slide và làm cá nhân

Bước 2: Hoạt động cá nhân

- HS lên bảng ghi đáp án

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, chú ý lắng nghe.

- HS hoàn thành bài tập dưới sự hướng dẫn của GV.

- HS trao đổi đáp án và nhận xét chéo.

- HS giơ tay phát biểu, trả lời:

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe để biết cách lập.

- HS dưới sự hướng dẫn của GV, thảo luận nhóm đôi và tìm ra đáp án.

- HS giơ tay trình bày đáp án

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV.

- HS suy nghĩ và làm bài ra nháp.

- Thảo luận cặp đôi, chỉnh sửa cho nhau.

- HS giơ tay phát biểu, trình bày câu trả lời:

a. Số 730 lớn nhất

b. Đổi hai toa tài 130 và 730

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, lắng nghe và hiểu yêu cầu đề bài.

- HS trao đổi, thảo luận nhóm tìm ra đáp án.

- HS giơ tay phát biểu, đại diện một vài HS trình bày câu trả lời.

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

 

 

 

 

 

a. Từ bé đến lớn: 230, 320, 330, 430

b. Từ lớn đến bé: 430, 330, 320, 230

 

     

Xem thêm các bài Giáo án toán 2, hay khác:

Bộ Giáo án toán 2 được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 2.

Lớp 2 | Để học tốt Lớp 2 | Giải bài tập Lớp 2

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 2, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 2 giúp bạn học tốt hơn.