Trắc nghiệm Vật lí 6 học kì I (P4)

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 6 học kì I (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Giới hạn đo (GHĐ) của thước là:

  • A. Độ dài lớn nhất ghi trên thước.
  • B. Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
  • C. Độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.
  • D. Độ dài giữa 2 vạch chia nhỏ nhất trên thước.

Câu 2: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới 1cm3 chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 86cm3. Hỏi các kết quả ghi sau đây, kết quả nào là đúng?

  • A. V1 = 86cm3.
  • B. V2 = 55cm3.
  • C. V3 = 31cm3.
  • D. V4 = 141cm3.

Câu 3: Một người cầm hai đầu dây cao su rồi kéo căng ra. Gọi lực mà tay phải người đó tác dụng lên dây cao su là F1; lực mà dây cao su tác dụng vào tay phải người đó là F1′ ; lực mà tay trái người đó tác dụng vào dây cao su là F2; lực mà dây cao su tác dụng vào tay trái người đó là F2'. Hai lực nào là hai lực cân bằng?

  • A. Các lực F1 và F1′.
  • B. Các lực F2 và F2′
  • C. Các lực F1 và F2
  • D. Cả ba cặp lực kể trên

Câu 4: Chuyển động của các vật nào dưới đây không bị biến đổi?

  • A. Một chiếc xe đạp đang đi, bỗng bị hãm phanh, xe dừng lại.
  • B. Một chiếc xe máy đang chạy, bỗng được tăng ga, xe chạy nhanh lên.
  • C. Một con châu chấu đang đậu trên một chiếc lá lúa, bỗng đập càng nhảy và bay đi.
  • D. Một máy bay đang bay thẳng với vận tốc 500km/h

Câu 5: Một cái bàn có chiều dài lớn hơn 0,5m và nhỏ hơn 1m . Dùng thước nào sau đây để đo chiều dài của bàn là thuận lợi nhất và chính xác nhất?

  • A. Thước có GHĐ là 1m và ĐCNN là 1mm
  • B. Thước có GHĐ là 20cm và ĐCNN là 1mm
  • C. Thước có GHĐ là 0,5m và ĐCNN là 1cm
  • D. Thước có GHĐ là 1m và ĐCNN là 1cm

Câu 6: Lực nào sau đây không thể là trọng lực?

  • A. Lực tác dụng lên vật nặng đang rơi.
  • B. Lực tác dụng lên một quả bóng bay làm quả bóng hạ thấp dần.
  • C. Lực vật nặng tác dụng vào dây treo.
  • D. Lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn.

Câu 7: Một vận động viên nhảy cao đã dung chân đạp xuống đất trước khi nhảy qua xà. Kết luận nào sau đây là sai?

  • A. Trước khi nhảy qua xà, chân vận động viên đó đã tác dụng một lực xuống mặt đất.
  • B. Mặt đất cũng tác dụng vào chân vận động viên một lực.
  • C. Lực của mặt đất tác dụng vào chân người và lực của chân người tác dụng vào mặt đất là cặp lực cân bằng nhau.
  • D. Nhờ lực tác dụng của mặt đất mà người đó bị đẩy lên cao

Câu 8: Điền số thích hợp: 1 m3 = ........lít = ........ml

  • A. 100 lít; 10000 ml
  • B. 100 lít; 1000000 ml
  • C. 1000 lít; 100000 ml
  • D. 1000 lít; 1000000 ml

Câu 9: Biến dạng của vật nào dưới dây là biến dạng đàn hồi?

  • A. Cục đất sét
  • B. Sợi dây đồng
  • C. Sợi dây cao su
  • D. Quả ổi chín

Câu 10: Đơn vị đo độ dài hợp pháp thường dùng ở nước ta là:

  • A. Đềximét (dm)
  • B. Mét (m)
  • C. Xentimét (cm)
  • D. Milimét (mm)

Câu 11: Treo một vật vào lực kế, nhận xét nào sau đây là đúng 

  • A. Lực mà lò xo lực kế tác dụng vào vật là lực đàn hồi
  • B. Lực mà vật tác dụng avof lò xo là trọng lượng vật 
  • C. Lực mà vật tác dụng vào lò xo và lực mà lò xo tác dụng vào vật là hai lực cân bằng 
  • D. A,B,C đều đúng 

Câu 12: Máy cơ đơn giản:

  • A.làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật.
  • B.giúp con người làm việc có nhanh hơn.
  • C.giúp con người kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật.
  • D.giúp con người nâng vật nặng lên cao dễ dàng hơn.

Câu 13: Nếu treo quả cân 1kg vào một cái “cân lò xo”của cân có độ dài 10cm. Nếu treo quả cân 0,5kg thì lò xo có độ dài 6cm. Hỏi nếu treo quả cân 200g thì lò xo sẽ có độ dài bao nhiêu?

  • A. 7,6cm
  • B. 5cm
  • C. 3,6cm
  • D. 2,5cm

Câu 14: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Muốn lực nâng vật……… trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng……khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật.

  • A. nhỏ hơn, lớn hơn
  • B. nhỏ hơn, nhỏ hơn
  • C. lớn hơn, lớn hơn
  • D. lớn hơn, nhỏ hơn

Câu 15: Dùng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật nặng lên cao, có thể

  • A. làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật.
  • B. làm giảm trọng lượng của vật.
  • C. kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật.
  • D. kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật.

Câu 16: Người ta muốn chứa 20 lít nước bằng các can nhỏ có ghi 1,5 lít. Phải dùng ít nhất bao nhiêu can?

  • A. 11
  • B. 12
  • C. 13
  • D. 14

Câu 17: Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước và có thể chìm hoàn toàn trong nước chỉ cần

  • A. Một bình chia độ bất kì
  • B. Một bình tràn
  • C. Một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thế bỏ lọt vào bình
  • D. Một ca đong

Câu 18: Sàn nhà cao hơn mặt đường 50cm. Để đưa một chiếc xe máy từ mặt đường vào nhà, người ta có thể sử dụng mặt phẳng nghiêng có độ dài l và độ cao h nào sau đây?

  • A. l < 50cm; h = 50cm.
  • B. l = 50cm; h = 50cm.
  • C. l > 50cm; h < 50cm.
  • D. l > 50cm; h = 50cm.

Câu 19: Muốn bẩy một vật nặng 2000N bằng một lực 500N thì phải dùng đòn bẩy có :

  • A. O2O = O1O
  • B. O2O > 4O1O
  • C. O1O > 4O2O .
  • D. 4O1O > O2O > 2O1O .

Câu 20: Kết luận nào sai khi nói về trọng lượng của vật?

  • A. Trọng lượng là cường độ của trọng lực.
  • B. Trọng lượng của vật tỉ lệ với khối lượng của vật.
  • C. Có thể xác định trọng lượng của vật bằng lực kế.
  • D. Trọng lượng của vật tỉ lệ với thể tích vật.

Câu 21: Xét hai toa tàu thứ ba và thứ tư trong một đoàn tàu đang lên dốc. Lực mà toa tàu thứ ba tác dụng vào toa tàu thứ tư gọi là lực số 3, lực mà toa tàu thứ tư tác dụng lại toa tàu thứ ba gọi là lực số 4. Chọn câu đúng.

  • A. Lực số 3 và lực số 4 đêu là lực đẩy.
  • B. Lực số 3 và lực số 4 đều là lực kéo.
  • C. Lực số 3 là lực kéo, lực số 4 là lực đẩy.
  • D. Lực số 3 là lực đẩy, lực số 4 là lực kéo.

Câu 22: Đặt viên gạch lên nền nhà, viên gạch đứng yên. Viên gạch đứng yên vì lí do nào sau đây?

  • A. Không chịu tác dụng của lực nào.
  • B. Chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lượng của vật và lực hút của Trái đất.
  • C. Chịu tác dụng của lực cản của nền nhà lớn hơn trọng lượng của vật.
  • D. Chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lượng của vật và lực cản của nền nhà.

Câu 23: Ba khối kim loại: 1kg đồng, 1kg sắt và 1kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất?

  • A. Khối đồng.
  • B. Khối sắt.
  • C. Khối nhôm.
  • D. Ba khối có trọng lượng bằng nhau.

Câu 24: Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống. Một hòn gạch có khối lượng 1600 gam. Một đống gạch có 10000 viên sẽ nặng…………… niu-tơn.

  • A. 80000
  • B. 1600000
  • C. 16000
  • D. 160000

Câu 25: Dụng cụ nào sau đây không phải là ứng dụng của đòn bẩy?

  • A. Cái kéo
  • B. Cái kìm
  • C. Cái cưa
  • D. Cái mở nút chai

Câu 26: Trên một can nhựa có ghi “2 lít”. Điều có có nghĩa là gì?

  • A. Can có thể đựng trên 2 lít.
  • B. ĐCNN của can là 2 lít.
  • C. Giới hạn chứa chất lỏng của can là 2 lít.
  • D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 27: Công thức tính thể tích của vật rắn khi đo bằng bình chia độ:

  • A. Vrắn = Vlỏng - rắn - Vlỏng
  • B. Vrắn = Vlỏng + rắn - Vlỏng
  • C. Vrắn = V lỏng - rắn + Vlỏng
  • D. Vrắn = V lỏng + rắn + Vlỏng

Câu 28: Câu nào sau đây là đúng nhất? Nếu trên can nhựa chỉ thấy ghi 3 lít, thì có nghĩa là

  • A. Can chỉ nên dùng đựng tối đa 3 lít.
  • B. ĐCNN của can là 3 lít.
  • C. GHĐ của can là 3 lít.
  • D. Cả ba phương án A, B, C đều đúng.

Câu 29: Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước và có thể chìm hoàn toàn trong nước chỉ cần

  • A. Một bình chia độ bất kì
  • B. Một bình tràn
  • C. Một bình chia độ có kích thước sao cho vật rắn có thế bỏ lọt vào bình
  • D. Một ca đong

Câu 30: Dùng tay kéo dây chun, khi đó:

  • A. Chỉ có lực tác dụng vào tay.
  • B. Chỉ có lực tác dụng vào dây chun.
  • C. Có lực tác dụng vào tay và có lực tác dụng vào dây chun.
  • D. Không có lực.

Câu 31: Có hai chiếc lực kế được móc vào nhau. Kéo đầu mút của lực kế bên phải để lực kế bên này chỉ 100N. lực kế còn lại sẽ chỉ

  • A. 100N.
  • B. 50N.
  • C. 200N.
  • D. 100N.

Câu 32: Số liệu nào dưới đây phù hợp với một học sinh THCS?

  • A. Khối lượng 400g
  • B. Trọng lượng 400N
  • C. Chiều cao 400mm
  • D. Vòng ngực 400cm

Câu 33: Vật nào dưới đây không có tính chất đàn hồi:

  • A. Một quả bóng cao su
  • B. Một quả bóng bàn
  • C. Một hòn đá
  • D. Một chiếc lưỡi cưa

Câu 34: Đơn vị nào trong các đơn vị sau đây không dùng để đo khối lượng?

  • A. Kilôgam
  • B. Gam
  • C. Lít
  • D. Lạng

Câu 35: Mỗi hòn gạch “hai lỗ” có khối lượng 1,6kg. Hòn gạch có thể tích 1200cm3. Mỗi lỗ có thể tích 192cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch.

  • A. 13270N/m
  • B. 12654N/m
  • C. 42608N/m
  • D. 19608N/m3

Câu 36: Những loại máy móc, dụng cụ nào sau đây sử dụng nguyên lí của các máy cơ đơn giản:

  • A.Cầu bập bênh
  • B.Xe gắn máy
  • C.Xe đạp
  • D.Máy bơm nước

Câu 37: Để đưa các thùng đựng dầu lên xe tải, một người đã lần lượt dùng bốn tấm ván làm mặt phẳng nghiêng. Biết với bốn tấm ván này người đó đã đẩy thùng dầu đi lên với các lực lần lượt là: F1 = 1000N; F2 = 200N; F3 = 500N; F4 = 1200N. Hỏi tấm ván nào dài nhất?

  • A.Tấm ván 1
  • B.Tấm ván 2.
  • C.Tấm ván 3.
  • D. Tấm ván 4.

Câu 38: Dùng đòn bẩy được lợi về lực khi

  • A. Khoảng cách OO1=OO2
  • B. Khoảng cách OO1>OO2
  • C. Khoảng cách OO< OO2
  • D.Tất cả đều sai

Câu 39:Chọn thước đo thích hợp để đo chu vi miệng cốc

  • A. Thước thẳng có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1cm
  • B. Thước dây có GHĐ 1m và ĐCNN 0,5cm
  • C. Thựớc kẻ có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm
  • D. Thựớc kẻ có GHĐ 2m và ĐCNN 1cm

Câu 40: Khi cân một túi đường bằng một cân đồng hồ:

  • A. Cân chỉ khối lượng của túi đường.
  • B. Khối lượng của túi đường làm quay kim của cân.
  • C. Trọng lượng của túi đường làm quay kim của cân.
  •  D. A và C đúng

Xem thêm các bài Trắc nghiệm vật lí 6, hay khác:

Dưới đây là danh sách Trắc nghiệm vật lí 6 chọn lọc, có đáp án, cực sát đề chính thức theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Xem Thêm

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ