Soạn bài Hoạt động Ngữ văn: mục D Hoạt động vận dụng

D. Hoạt động vận dụng

1. Phân tích lô gic lựa chọn và sắp xếp các câu tục ngữ sau đây của người sưu tầm

2. Giải thích địa danh, tên người, sản vật, phong tục có trong các câu tục ngữ, ca dao, dân ca mà em sưu tầm được.

3. Chọn một câu ca dao mà em cho là hay và phân tích để thấy nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của câu ca dao đó.

……….

6. Theo em cần làm gì để giữ gìn và bảo vệ kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca của dân tộc ?

Bài Làm:

1. Chọn d bởi tính ngắn gọn, vần nhịp. Từ đó nổi bật ý nghĩa nói người nào mà có một nghề đạt đến trình độ tinh thông, thuần thục, tâm huyết gắn bó với nghề đấy, thì sẽ đạt được thành công và vinh quang

2. VD: 

Thăng Long Hà Nội đô thành

Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ.

Cố đô rồi lại tân đô

Nghìn năm văn vật bây giờ vẫn đây. 

=> Thăng Long:  là kinh đô của nước Đại Việt thời Lý, Trần, Lê, Mạc, Lê Trung hưng (1010 - 1788).

=>Hà Nội: là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến Việt trước đây. 

3. Chọn câu ca dao

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Phân tích:

Nghĩa đen: quả “bầu” và “bí” , đó là hai thứ khá quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân Việt Nam. Cả hai loại quả này đều thuộc dạng cây leo, sống trên giàn. Ở đây, ‘chung một giàn” tức là chúng được người nông dân đem trồng chung trên một giàn cây.

Nghĩa bóng: có thể hiểu là những con người với những hoàn cảnh khác nhau, đến từ những nơi khác nhau, không cùng chung nòi giống, dòng máu,..Hai câu ca dao ngắn gọn nhưng giống như một lời đề nghị tha thiết, “tuy rằng khác giống” nhưng hãy “thương” lấy nhau hay chính là giúp đỡ, sẻ chia, đùm bọc nhau cùng vượt qua khó khăn, thử thách, cùng tận hưởng niềm vui, niềm hạnh phúc.

Nghệ thuật: ẩn dụ, sử dụng hình ảnh giản dị gợi sự liên tưởng

4. Ý nghĩa:

  • “Ăn trông nồi” khuyên nhủ mỗi người về cách cư xử đúng mực trong ăn uống, phải biết giữ chừng mực, đặc biệt là khi có những người lớn tuổi.
  • “Ngồi trông hướng” khuyên nhủ chúng ta ở bất cứ đâu, không chỉ trong mâm cơm mà còn ở mọi hoàn cảnh, khi đứng lên ngồi xuống đều phải giữ phép lịch sự, cần ngồi đúng lúc, đúng chỗ, nhường chỗ cho người lớn tuổi.

=> câu tục ngữ là bài học về cách cư xử phù hợp hoàn cảnh, thời điểm.

5. Mở bài: Tục ngữ, ca dao là phần phong phú trong văn học dân gian của dân tộc ta. Nó giúp chúng ta thể hiện một thái độ hay lời nói của chúng ta. Tục ngữ, ca dao có giá trị nghệ thuật và tư tưởng tình cảm, trí tuệ. Tục ngữ ca dao ngắn gọn nhưng súc tích, có vần giúp người đọc dễ nhớ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau. Hôm nay chúng ta sẽ làm rõ tầm quan trọng của ca dao, tục ngữ

6. Để giữ gìn và bảo vệ kho tàng tục ngữ

  • Sử dụng tục ngữ, ca dao, dân ca đúng cách
  • Phải vận dụng đúng những kinh nghiệm mà ông cha ta đã để là trong những câu ca dao tục ngữ và phải tuyên truyền mọi người bảo vệ và giữ gìn.

Xem thêm các bài VNEN văn 7 tập 2 giản lược, hay khác:

Để học tốt VNEN văn 7 tập 2 giản lược, loạt bài giải bài tập VNEN văn 7 tập 2 giản lược đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.