B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản sau: ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Tìm hiểu trình tự lập luận của tác giả trong văn bản, từ đó nêu bố cục của văn bản.
……………
3. Chuyện đổi câu chủ động thành câu bị động
Bài Làm:
2. Tìm hiểu văn bản
a. a) Trình tự lập luận của tác giả trong bài viết:
- Nhan đề: Nêu luận điểm chính của bài: "Đức tính giản dị của Bác Hồ".
- Chứng minh luận điểm. Giải thích và bình luận để làm sáng tỏ.
- Chứng minh luận điểm bằng những luận cứ khác.
Bố cục bài văn: Đoạn trích chia thành 2 phần:
- Phần 1: (từ đầu đến tuyệt đẹp) Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống thanh bạch, giản dị của Bác.
- Phần 2: (còn lại) Tác giả chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, việc làm
b) Các phương diện:
- Bữa ăn hằng ngày: ăn uống chỉ có vài ba món.
- Nhà ở: căn nhà xiêu vẹo chỉ vài ba phòng nhỏ bé.
- Việc làm: trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp,
- Lời nói, bài viết: vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
c.
- Giá trị nổi bật về nội dung của văn bản là đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Qua đó, em rút ra bài học là chúng ta nên sống một cách giản dị, khiêm tốn. Giản dị giúp người ta quý trọng mình, giúp tiết kiệm đc thời gian,...
d.
- Hệ thống luận cứ đầy đủ
- Lí lẽ chặt chẽ
- Dẫn chứng cụ thể, chân thực, chính xác, toàn diện, giàu sữ thuyết phục
- Lời văn thấm đượm tình cảm chân thành của người viết
3. Chuyện đổi câu chủ động thành câu bị động
Chủ ngữ Mọi người chỉ chủ thể của hoạt động (yêu mến).
Chủ ngữ Em chỉ đối tượng của hoạt động (được yêu mến ).
a. VD: Câu chủ động: Con chó ấy cắn cậu.
Câu bị động: Cậu ấy bị con chó đó cắn
b.
(1) Giống nhau : Đều là câu bị động ; cùng nội dung. Khác nhau : Câu a có từ “ được”, câu b không có từ “được”.
(2) Không phải câu bị động vì trong các câu không các các từ bị động và chủ ngữ không bị các sự vật, hoạt động sự vật khác hướng vào.