Tìm hiểu sự vận động của nước biển và đại dương

4. Tìm hiểu sự vận động của nước biển và đại dương

a. Đọc thông tin và cho biết:

  • Sóng biển là gì, nguyên nhân gây ra sóng biển
  • Sóng thần khác với sóng biển như thế nào (đặc điểm, nguyên nhân hình thành)

b. Tìm hiểu về thủy triều

Đọc thông tin, quan sát hình 11 đến 14 trả lời các câu hỏi sau:

  • Mực nước biển trong hình 11, 12 thay đổi như thế nào? Thủy triều là gì? Nguyên nhân sinh ra thủy triều?
  • Vị trí của Mặt Trăng, Mặt trời và trái đất sẽ như thế nào khi triều cường và triều cường kém (hình 13,14)?

c. Tìm hiểu về các dòng biển

  • Đọc thông tin quan sát hình 15 hãy:
  • Cho biết dòng biển là gì?
  • Đọc tên các dòng biển nóng, lạnh, nêu nhận xét về hướng chảy của các dòng biển nóng, lạnh trên thế giới.

Bài Làm:

a. Sóng biển:

  • Là sự chuyển động tại chỗ của các hạt nước biển.
  • Nguyên nhân :Do gió.

So sánh:

Tiêu chí

Sự khác nhau

Sóng biển

Sóng thần

Nguyên nhân hình thành

Nhờ gió

Động đất ngầm dưới đáy biển

Đặc điểm

Những cơn sóng lăn tăn

Những cơn sóng cao vài chục mét

b. Hình 11,12 sách vnen khoa học xã hội 6 trang 120:

  • Hình 11: Khi thủy triều lên ở bãi biển, mực nước dâng cao
  • Hình 12: Khi thủy triểu xuống ở bãi biển, mực nước hạ xuống thấp

=> Thuỷ triều : 

  • Là hiện tượng nước biển lên xuống theo chu kỳ.
  • Nguyên nhân: Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời làm cho nước các biển và đại dương lên xuống. Sự vận động lên xuống sinh ra thủy triều trong ngày và những thời kỳ triều cường, triều kém trong tháng.

Với hình 13,14  sách vnen khoa học xã hội 6 trang 120:

  • Hình 13:Lúc triều cường mạnh ấy là lúc Mặt trời, mặt trăng, trái đất thẳng hàng
  • Hình 14: Lúc triều cường yếu là lúc ,Mặt trăng, mặt trời và trái đất sẽ không cùng  nằm trên một đường thẳng

c.Trong các biển và đại dương, có những dòng nước chảy giống như những dòng sông trên lục địa gọi là dòng biển hay hải lưu.

Tên các dòng biển: 

Ở Đại Tây Dương:

  • Dòng biển nóng: Gơn-xrim, chảy từ chí tuyến Bắc lên Bắc Âu, Mỹ.
  • Dòng biển nóng Guy-an, chảy từ Bắc xích đạo lên 30oB.
  • Dòng biển lạnh Grơn-len, chảy từ vùng cực Bắc xuống chí tuyến.

Ở Thái Bình Dương:

  • Dòng biển nóng Cư-rô-si-ô, chảy từ xích đạo lên Đông Bắc.
  • Dòng biển nóng Alaxca, chảy từ xích đạo lên Tây Bắc.
  • Dòng biển lạnh Ca-li-fooc-ni-a, chảy từ 40o B chảy về xích đạo.

Ở Đại Tây Dương:

  • Dòng biển nóng Bra-xin, chảy từ xích đạo chảy về Nam.
  • Dòng biển lạnh Ben-ghê-la, chảy từ phía Nam lên xích đạo.

Ở Thái Bình Dương:

  • Dòng biển nóng Đông Úc, chảy từ xích đạo chảy về hướng Đông Nam.
  • Dòng biển lạnh Pê-ru, chảy từ phía Nam 60oN lên xích đạo.

=> Nhận xét: 

  • Hầu hết các dòng biển Nóng ở hai bán cầu đều xuất phát từ vĩ độ Thấp chảy lên vùng vĩ độ Cao.
  • Các dòng biển Lạnh ở hai bán cầu xuất phát ở vùng vĩ độ Cao chảy về vùng vĩ độ Thấp.

Xem thêm các bài Khoa học xã hội 6, hay khác:

Để học tốt Khoa học xã hội 6, loạt bài giải bài tập Khoa học xã hội 6 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 6.

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ