Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh, hãy: Giải thích vì sao đông đảo nhân dân tham gia cách mạng ở Nga năm 1917.

2. Tìm hiểu về hai cuộc cách mạng ở Nga năm 1917

Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

  • Giải thích vì sao đông đảo nhân dân tham gia cách mạng ở Nga năm 1917.
  • Trình bày diễn biến Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười Nga. Cách mạng tháng Hai đã giải quyết được nhiệm vụ gì?
  • Lí giải vì sao năm 1917 ở nước Nga lại diễn ra hai cuộc cách mạng. Nêu tính chất và kết quả của mỗi cuộc cách mạng.
  • Trình bày suy nghĩ của em về vai trò của Đảng Bô-sê-vích và Lê-nin đối với nước Nga và Cách mạng tháng Mười Nga.

Bài Làm:

Đông đảo nhân dân tham gia cách mạng ở Nga năm 1917, vì:

  • Chế độ Nga hoàng đã đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh phi nghĩa.
  • Mọi nỗi khổ đều đè lên tầng lớp nhân dân lao động, bao gồm nông dân, công nhân và binh lính.

Cách mạng tháng Hai:

Diễn biến:

  • Mở đầu là cuộc biểu tình ngày 23 - 2 (8 - của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát (nay là Xanh Pê-téc-bua). Ba ngày sau, cuộc tổng bãi công bắt đầu với sự hưởng ứng của công nhân toàn thành phố. Ngày 27-2 (12 - 3), dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích, công nhân đã chuyển từ tổng bãi công chính trị thành khởi nghĩa vũ trang. Binh lính được giác ngộ đã ngả theo cách mạng. Quân khởi nghĩa chiếm các công sở, bắt các tướng tá của Nga hoàng. Chế độ quân chủ chuyên chế đã bị lật đổ.
  • Phong trào cách mạng diễn ra trong cả nước: khắp nơi quần chúng nổi dậy bầu ra các xô-viết bao gồm đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Cùng thời gian đó, giai cấp tư sản cũng thành lập Chính phủ lâm thời gồm đại biểu tư sản và đại địa chủ tư sản hóa. Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai đã thắng lợi ở Nga. 

Kết quả:

  • Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ.
  • Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập (tháng 3/1917 toàn nước Nga có 555 Xô viết).
  • Cùng thời gian giai cấp tư sản cũng thành lập Chính phủ lâm thời.
  • Nga trở thành nước Cộng Hoà.
  • Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song: Chính phủ lâm thời (tư sản) và Xô viết đại biểu (vô sản).

Tính chất: Cách mạng tháng 2/1917 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

Cách mạng tháng Mười Nga:

Diễn biến:

  • Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng, song cục diện chính trị đặc biệt lại diễn ra ở Nga : hai chính quyền song song tồn tại - Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
  • Trước tình hình này, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, dùng bạo lực lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Trong lúc đó, chính phủ lâm thời vẫn theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của quần chúng nhân dân.
  • Đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm khắp nước Nga. Ngày 7 - 10 (20 - 10), Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-ta-rô-grát, trục nếp chỉ đạo công việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Những đội cận vệ đỏ được thành lập. Kế hoạch khởi nghĩa được vạch ra cụ thể, chu đáo và được quyết định hết sức nhanh chóng.
  • Đêm 24 - 10 (6 - 11), Lê-nin đến điện Xmô-nưi trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa. Ngay đêm đó, quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Pê-tơ-rô-grát và bao vây Cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ tư sản Đêm 25 - 10 (7 - 11), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, các bộ trưởng của Chính phủ bị bắt, Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ hoàn toàn.

Tính chất: Cách mạng tháng Mười mang tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

Năm 1917, ở nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng vì:

  • Cuộc Cách mạng tháng 2 - 1917 (theo lịch Nga) là của một cuộc cách mạng tư sản. Sau cuộc cách mạng này đã tồn tại song song hai chính quyền: Chính phủ tư sản lâm thời và Chính quyền Xô viết. Sự tồn tại song song này hoàn toàn không có lợi cho việc khôi phục những khủng hoảng và phát triển kinh tế nước Nga. Vì thế Lê-nin đã làm cuộc Cách mạng tháng Mười (tức là cuộc Cách mạng của chính quyền Xô viết lật nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời).
  • Quyết định này đã đem lại thắng lợi to lớn cho Chính quyền Xô viết, tạo tiền đề cho việc phát triển và bảo vệ nhà nước Nga còn non trẻ.

Vai trò của Đảng Bô-sê-vích và Lê-nin đối với nước Nga và Cách mạng tháng Mười Nga:

  • Thống nhất các nhóm Mác xít ở Xanh-pê-téc-bua trở thành tổ chức của nhà nước.
  • Cùng với các đồng chí của mình xuất bản báo “Tia Lửa” để truyền bá chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân.
  • Viết các tác phẩm nhằm lên án, phê phán chủ nghĩa cơ hội.
  • Đề cao vai trò của nhân dân và đảng tiên phong trong phong trào cách mạng nhằm lật đổ chế độ Nga hoàng.

Có thể nói, Đảng Bô-sê-vích và Lê-nin có vai trò vô cùng quan trọng đối với nước Nga và Cách mạng tháng Mười Nga.

Xem thêm các bài Khoa học xã hội 8, hay khác:

Để học tốt Khoa học xã hội 8, loạt bài giải bài tập Khoa học xã hội 8 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 8.

KHOA HỌC XÃ HỘI 8 - TẬP 1

KHOA HỌC XÃ HỘI 8 - TẬP 2

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.