c) Tìm phần trung tâm của các cụm từ in đậm trong những câu sau đây và chỉ ra dấu hiệu nhận biết đó là cụm danh từ, cụm động từ hay cụm tính từ.
(1) Ông khoe những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng.
(Kim Lân, Làng)
(2) Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
(Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng)
(3) Không, lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn – xtôi cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú hơn và sâu sắc hơn.
(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)
Bài Làm:
(1) Ông khoe những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng.
Phần trung tâm của cụm từ in đậm là danh từ ngày.
Dấu hiệu để nhận biết cụm danh từ là lượng từ những đứng trước danh từ ngày.
(2) Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
Phần trung tâm của cụm từ in đậm là các động từ đến, chạy, ôm.
Dấu hiệu để nhận biết cụm động từ là trước nó có phó từ chỉ thời gian: đã, sẽ
(3) Không, lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn – xtôi cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú hơn và sâu sắc hơn.
Phần trung tâm của cụm từ in đậm là các tính từ phức tạp, phong phú, sâu sắc
Dấu hiệu để nhận biết cụm tính từ là đứng sau nó là từ hơn.