Đọc các câu văn sau và thực hiện yêu cầu:...

b) Đọc các câu văn sau và thực hiện yêu cầu:

- Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu văn và điền vào vở theo bảng mẫu ở dưới:

(1) Một bài thơ hay ta không bao giờ đọc qua một lần mà bỏ xuống được.

(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)

(2) Mà ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.

(Kim Lân, Làng)

(3) Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó.

(Kim Lân, Làng)

(4) Đối với cháu, thật là đột ngột […].

 (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

(5) - Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

(Nam Cao, Lão Hạc)

Danh từ

Động từ

Tính từ

 

 

 

- Những từ sau có thể thêm vào trước những từ nào trong bảng từ loại mà em vừa hoàn thành?

+ rất, quá, lắm, cực kỳ

+ đang, sẽ, vừa, cũng, vẫn

+ những, các, một

- Những từ sau đây có thể thêm vào sau những từ nào trong bảng từ loại mà em đã hoàn thành?

+ quá, lắm, cực kì

+ này, nọ, kia, ấy

+ được, ngay                                                                                                           

- Hoàn thiện bảng tổng kết về khả năng kết hợp của danh từ, động từ và tính từ

Ý nghĩa khái quát của từ loại

Khả năng kết hợp

 

Kết hợp phía trước

Từ loại

Kết hợp phía sau

Chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm)

 

Danh từ

 

Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật

 

Động từ

 

Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái

 

Tính từ

 

 

Bài Làm:

Danh từ

Động từ

Tính từ

lần, lăng, làng

đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập

hay, đột ngột, phải, sung sướng

 - Những từ sau có thể thêm vào trước những trong bảng từ loại

+ rất, quá, lắm, cực kì thêm vào trước hay, đột ngột, phải, sung sướng

+ đang, sẽ, vừa, cũng, vẫn thêm vào trước đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập

+ những, các, một thêm vào trước lần, lăng, làng.

- Những từ sau đây có thể thêm vào sau:

+ quá, lắm, cực kì thêm vào sau hay, đột ngột, phải, sung sướng

+ này, nọ, kia, ấy thêm vào sau lần, lăng, làng

+ được, ngay thêm vào sau đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập

Ý nghĩa khái quát của từ loại

Khả năng kết hợp

 

Kết hợp phía trước

Từ loại

Kết hợp phía sau

Chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm)

những, các, một, nhiều,...

Danh từ

này, nọ, kia, ấy...

Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật

hãy, đã, vừa, đang, sẽ, cũng, vẫn…

Động từ

được, ngay

Chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái

rất, hơi, quá, lắm, cực kì, …

Tính từ

quá, lắm, cực kì... 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn văn 9 VNEN bài 29: Rô – Bin – Xơn ngoài đảo hoang

Lớp 9 | Để học tốt Lớp 9 | Giải bài tập Lớp 9

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 9, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 9 giúp bạn học tốt hơn.