d) Đọc kĩ hai khổ 4, 5 và cho biết:
(1) Đoạn thơ đã sử dụng điệp từ, điệp ngữ nào? Nêu tác dụng của điệp từ, điệp ngữ trong đoạn thơ.
(2) Em hiểu như thế nào về những hình ảnh con chim hót, cành hoa, một nốt trầm xao xuyến?
Bài Làm:
(1) Trong đoạn thơ, điệp ngữ “ta làm” được lặp đi lặp lại để thể hiện một ước nguyện chân thành, tha thiết, một sự hóa thân kỳ diệu.
(2) Con chim hót, cành hoa, một nốt trầm xao xuyến đều là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống. Nhà thơ muốn làm con chim, mang tiếng hát cho đời, muốn làm một cành hoa, tô điểm cho mùa xuân thêm rực rỡ, muốn làm một nốt trầm trong bản nhạc hòa ca xao xuyến lòng người. Hình ảnh “một nốt trầm xao xuyến” càng làm tăng thêm sức gợi cảm cho lời thơ Không ồn ào, cao điệu, nhà thơ chỉ muốn làm “một nốt trầm” nhưng phải là “một nốt trầm xao xuyến” để góp vào bản hoà ca chung. Nhà thơ mượn lại những hình ảnh ấy để nói lên ước nguyện của mình: mong muốn được sống có ích, được cống hiến cho cuộc đời là một lẽ tự nhiên dù cho sự cống hiến ấy là khiêm tốn.