HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU CÁCH KIỂM SOÁT CHI TIÊU
* Các khoản chi tiêu và cách kiểm soát các khoản chi
- Chi cho ăn uống: các khoản tiền dùng để mua đồ ăn sáng, ăn vặt,...
- Chi cho học tập: các khoản tiền dùng để mua các dụng cụ học tập (sách tham khảo, bút viết, giấy kiểm tra…)
- Chi cho sở thích: các khoản tiền dùng để mua đồ chơi, sách truyện giải trí, đồ quần áo....
=> Kết luận: Mỗi người có nhu cầu chi tiêu, cách phân bổ và sử dụng tiền khác nhau. Để đảm bảo việc chi tiêu mỗi tháng không vượt quá số tiền nhận được, chúng ta nên linh hoạt áp dụng các nguyên tắc chi tiêu phù hợp với hoàn cảnh của bản thân.
* Phân loại khoản chi theo các nhóm chi tiêu
Gợi ý
- Chia tỉ lệ 50/30/20
- 50% số tiền dành cho ăn uống và đi lại
- 30% dành cho mua sắm dụng cụ học tập và mua quà tặng
- 20% tiết kiệm
- Chia tỉ lệ 60/30/10
- 60% số tiền dành cho ăn uống với bạn bè, mua khẩu trang và dụng cụ thể thao…
- 30% dành cho việc đi xem phim, đóng tiền quỹ lớp…
- 10% tiết kiệm…
=> Kết luận: Việc chi tiêu của mỗi người sẽ khác nhau tuỳ theo nhu cầu và số tiền hiện có của người dó. Chúng ta có thể linh hoạt trong việc sử dụng quy tắc chi tiêu nhưng vẫn phải đảm bảo rằng các khoản chi không vượt quá số tiền hiện có của bản thân.
* Sắp xếp thứ tự ưu tiên các khoản chi
Kết luận: Có nhiều cách giúp kiểm soát các khoản chi tiêu cá nhân như phân loại các khoản chi tiêu theo nhóm, phân bổ số tiền cần chi cho mỗi nhóm và xác định thứ tự ưu tiên cho các khoản cần chi trong từng tháng.
HOẠT ĐỘNG 2. TÌM HIỂU CÁCH TIẾT KIỆM TIỀN
* Kinh nghiệm tiết kiệm chi tiêu của bản thân
Gợi ý:
- Bỏ vào heo đất số tiền thừa sau mỗi lần đi chợ hoặc siêu thị.
- Thu gom các đồ dùng hư hỏng lại và bán sắt vụn.
- …
* Những cách tiết kiệm tền và lợi ích của việc tiết kiệm trong chi tiêu.
- Các cách tiết kiệm tiền
- Đặt mục tiêu tiết kiệm
- Mua sắm vừa đủ
- Bảo quản đồ dùng cá nhân, thiết bị gia đình
- Giảm bớt những hoạt động vui chơi bên ngoài.
- Tập thói quen để dành một khoản tiền mỗi ngày, mỗi tuần
- Không sử dụng lãng phí điện, nước,….
- Tái chế các vật dụng, đồ dùng bị hư hỏng.
- Lợi ích của việc tiết kiệm tiền:
- Có sẵn một khoản tiên để giải quyết các khó khăn bất ngờ như bệnh tật, sửa chữa đồ đạc cá nhân,...
- Luôn có sẵn một nguồn tiền cho các dự định trong tương lai
- Có thể giúp đỡ những trường hợp khó khăn hơn bản thân
- Luôn cảm thấy tự tin và thoải mái
HOẠT ĐỘNG 3. THỰC HÀNH KIỂM SOÁT CHI TIÊU VÀ TIẾT KIỆM TIỀN
* Thực hành theo nhóm kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm tiền
- Các bước thực hiện:
- Bước 1. Xác định khoản tiền cần tiết kiệm
- Bước 2. Phân loại các khoản chi và tính mức chi tiêu phù hợp cho từng nhóm
- Bước 3. Xác định các khoản chi ưu tiên
- Bước 4. Xác định một số phương pháp giúp tăng khoản tiền tiết kiệm.
* Trao đổi theo cặp cách kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm trong một số tình huống
- Tình huống 1. M chỉ nên mua thức ăn và đồ dùng thiết yếu cho gia đình, còn món đồ chơi M nên dùng những khoản tiết kiệm riêng của mình để mua khi cần
- Tình huống 2. Nếu là K, em sẽ nghiêm túc sửa đổi thói quen xấu của mình, phân loại và sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng, ngăn nắp và đặt đúng vị trí.
HOẠT ĐỘNG 4: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHI TIÊU CHO MỘT SỐ SỰ KIỆN CỦA GIA ĐÌNH
* Lập kế hoạch chi tiêu cho một sự kiện của gia đình
- Các bước thực hiện:
- Bước 1. Xác định mục đích, thời gian và số người tham gia
- Bước 2. Xác định tổng số tiền hiện có.
- Bước 3. Lập danh sách các khoản phải chi
- Bước 4. Xác định những khoản có thể tự làm để tiết kiệm chi phí
- Bước 5. Hoàn thành kế hoạch chi tiêu.
- Gợi ý các sự kiện:
- Tổ chức sinh nhật của một thành viên trong gia đình
- Tổ chức buổi sum họp cùng với họ hàng vào dịp đầu năm/ ngày cúng giỗ
- Tổ chức liên hoan chúc mừng một thành viên trong gia đình đạt thành tích tốt trong học tập/ công việc
- Tổ chức một ngày kỉ niệm đặc biệt của bố mẹ, ông bà
- Tổ chức kỉ niệm ngày nghỉ lể truyền thống của gia đình, đất nước.
- …