HOẠT ĐỘNG 1. TÌM HIỂU CÁCH CHĂM SÓC KHI NGƯỜI THÂN BỊ MỆT, ỐM
*Chỉ ra những biểu hiện tâm trạng của người thân khi bị mệt, ốm
- Lo lắng về tình hình sức khỏe của bản thân.
- Khó chịu, dễ nổi cáu.
* Liệt kê những nhu cầu, mong muốn của người thân khi bị mệt, ốm
- Nhu cầu, mong muốn:
- Cần được thăm hỏi, động viên và chăm sóc
- Cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của bác sĩ…
- Cách chia sẻ với người thân khi mệt, ốm:
- Hỏi thăm tình hình sức khỏe với ánh mắt cảm thông và giọng nói nhẹ nhàng.
- Hỏi người thân cần gì để hỗ trợ
- Động viên để người ốm giảm bớt lo âu, căng thẳng
- Kể những câu chuyện vui vẻ, hài hước…
* Nêu những việc em đã làm để chăm sóc khi người thân bị mệt, ốm
- Kiểm tra nhiệt độ cơ thể người ốm
- Chườm khăn ấm trên trán người ốm.
- Cho uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Pha nước ấm cho người ốm uống thuốc.
- Nếu thời tiết nóng nực thì quạt nhẹ nhàng cho người ốm dễ chịu.
- Dọn đẹp phòng cho thoáng mái
- Nấu cháo, pha thức uống phù hợp
- Liên hệ vôi bác sĩ khi cần
- Trò chuyện nhẹ nhàng khi người ốm bực bội, khó chịu.
HOẠT ĐỘNG 2. THỰC HIỆN CHĂM SÓC KHI NGƯỜI THÂN BỊ MỆT, ỐM
* Đóng vai thực hành kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm
- Tình huống 1.
- Hỏi thăm tình hình của bà
- Kiểm tra nhiệt độ cơ thể của bà
- Lấy khăn ấm chườm lên trán bà
- Liên hệ với bố mẹ, người thân, bác sĩ để được hướng dẫn nếu bà không giảm sốt
- Tình huống 2.
- Chia sẻ để bố giảm bớt mệt mỏi
- Lấy cho bố cốc nước ấm
- Liên hệ với mẹ, người thân để báo tình hình của bố và xin tư vấn nên chuẩn bị đồ ăn, thức uống gì cho bố…
=> Mỗi chúng ta hãy dành thời gian để quan tâm, chăm sóc khi người thân bị mệt, ốm.
* Chia sẻ cảm xúc của em và người thân khi được em chăm sóc
- Cảm xúc của người thân khi được chăm sóc lúc bị mệt, ốm: Cảm thấy được quan tâm, an tâm hơn, bớt lo lắng, mệt mỏi, đau đớn…
- Cảm xúc của HS khi chăm sóc người thân bị ốm, mệt: Cảm thấy bản thân mình có giá trị với người thân, vui vì được giúp đỡ người thân của mình khi họ bị ốm, mệt…
=> Kết luận: Từ những tâm trạng và nhu cầu của người thân khi ốm, mệt, mỗi chúng ta cần tìm hiểu để chia sẻ với những tâm trạng lo lắng, khó chịu và nhu cầu được quan tâm của người thân khi bị mệt, ốm.
HOẠT ĐỘNG 3. LẮNG NGHE NHỮNG CHIA SẺ TỪ NGƯỜI THÂN
* Chia sẻ một số cách thể hiện mình đã sẵn sàng lắng nghe để bố mẹ và người thân có thể mở lòng
- Nhìn với ánh mắt cảm thông để bố mẹ và người thân hiểu mình rất muốn biết chuyện gì đang xảy ra.
- Tìm cơ hội ngồi/đứng/nằm bên cạnh để bắt đầu câu chuyện.
- Chủ động đặt vấn đề, đặt câu hỏi: Bố ơi, chắc bố có chuyện gì ạ? Mẹ ơi, sao mẹ lại buồn thế ạ? Em có thể giúp được gì cho chị không ạ...
* Thực hiện những hành vi và thái độ thể hiện sự lắng nghe tích cực những chia sẻ của người thân
- Ánh mắt chăm chú lắng nghe câu chuyện
- Thỉnh thoảng gật đầu, nói thêm vào những từ như: “dạ”, “con hiểu”, “vậy sao?”,...để thể hiện sự đồng cảm
- Nói lời an ủi, thể hiện sự sẵn sàng đồng hành (nếu là nỗi buồn).
- Nói lời chia vui (nếu đó là tin vui tốt đẹp).
- Xin phép được nói quan điểm riêng về câu chuyện để bổ mẹ thấy mình cũng có những suy nghĩ riêng
- Nói lời cam kết rằng mình luôn ở bên người thân cho dù chuyện gì xảy ra.
* Thực hành lắng nghe chia sẻ của người thân về những vấn đề trong cuộc sống
HOẠT ĐỘNG 4. LẮNG NGHE TÍCH CỰC LỜI GÓP Ý CỦA BỐ MẸ
* Thảo luận về cách lắng nghe tích cực lời góp ý của bố mẹ
- Các phương án xử lí:
- Suy nghĩ tích cực về những lời góp ý của bố mẹ và cảm thông với thái độ gay gắt của bố mẹ.
- Thể hiện thái độ cầu thị để bố mẹ giảm bớt sự nóng giận.
- Luôn kiểm soát lời nói và thái độ khi nói với người lớn, thể hiện sự lễ phép, đúng mực.
- Điều tiết hơi thở để tĩnh tâm, kiểm soát cảm xúc.
- Nếu bố mẹ góp ý chưa đúng, chấp nhận lời góp ý của bố mẹ trước và chia sẻ ý kiến của mình khi bố mẹ bình tĩnh.
HOẠT ĐỘNG 5. LẬP VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG TẠI GIA ĐÌNH
* Chia sẻ những công việc lao động tại gia đình em
- Sơn, quét vôi lại nhà ở
- Trang trí nhà ở
- Sắp xếp, thay đổi vị trí đồ vật
- Dọn sân vườn
- Tổng vệ sinh nhà ở
- Sửa chữa vật dụng gia đình
* Lập kế hoạch lao động tổng vệ sinh nhà ở chuẩn bị cho ngày lễ
- Các bước thực hiện:
- B1. Xác định mục tiêu công việc gia đình cần làm
- B2. Xác định những công việc cụ thể và lựa chọn thời gian thực hiện
- B3. Chuẩn bị những dụng cụ cần thiết để thực hiện công việc đó
- B4. Đề xuất và cùng người thân phân công công việc phù hợp với khả năng của từng thành viên
- B5. Cùng người thân sẵn sàng thực hiện kế hoạch lao động
* Ý nghĩa khi cùng người thân thực hiện công việc lao động tại gia đình
- Dành được nhiều thời gian hơn cho người thân.
- Chia sẻ được suy nghĩ và việc làm cùng người thân
- Hiểu được những niềm vui và khó khăn của người thân để chia sẻ khi cần.
- Rèn luyện được kĩ năng trong cuộc sống.
- Xây dựng được tình cảm gia đình gắn bó, yêu thương.
HOẠT ĐỘNG 6. GÓP PHẦN TẠO DỰNG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
* Thực hiện các việc làm thể hiện trách nhiệm của em trong gia đình
- Chăm sóc bố mẹ, ông bà khi bị ốm, mệt.
- Giúp người thân làm việc nhà, chăm em, tưới cây, dọn dẹp nhà cửa…