3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1: Cả nhà bà M và bà H đều cung ứng một mặt hàng chung là đồ thủ công mĩ nghệ, để có thể cạnh được với nhà bà M thì xưởng nhà bà H phải nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm. Theo em, nhà bà H cần phải thay đổi như thế nào để có thể cạnh tranh được với nhà bà M.
Câu 2: Đọc trường hợp sau đây và cho biết:
“Để thu hút được khách hàng, ngân hàng D dã phát triển nhiều sản phẩm với chương trình khuyến mãi đa dạng đi kèm để tăng tính cạnh tranh. Nhờ đó, khách hàng nhận được những dịch vụ ngày càng phong phú và chất lượng như: kết nối thanh toán trực tuyến các ví điện tử; chuyển tiền liên ngân hàng 24/7; mua vé máy bay, đóng tiền điện, nước, học phí,…”
Em hãy cho biết người tiêu dùng được hưởng lợi gì từ cơ chế cạnh tranh trong trường hợp trên.
Câu 3: Em hãy cho biết lợi ích của các ngành xuất khẩu mang lại nền kinh tế. Theo em, việc xuất khẩu gạo sang các nước khác đem đến lợi ích gì cho nền kinh tế của nước ta?
Câu 4: Hộ gia đình nhà ông K đã kinh doanh các nguồn lợi thủy sản từ nhiều năm nay, vào năm ngoái nhà chị P mở một cửa hàng kinh doanh mới mặt hàng kinh doanh tương tự như hộ nhà ông K. Để khách hàng dành sự quan tâm đến cửa hàng nhà mình hơn chị P còn không tiếc lời chê bai về chất lượng sản phẩm của nhà ông K. Khi ông K biết được chuyện thì rất buồn và nghĩ tại sao ông luôn đem đến cho mọi người những sản phẩm có giá trị tốt, không thù hằng với ai vậy mà lại có người cố tình vì lợi ích của mình mà làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của gia đình ông. Theo em việc cạnh tranh của chị P có lành mạnh hay không? Đem lại các hệ quả gì?
Bài Làm:
Câu 1:
Để cạnh tranh được với nhà bà M, hộ nhà bà H cần phải làm như sau:
- Đầu tư thêm các trang thiết bị cần thiết để có thể nâng cao được năng suất.
- Đào tạo, nâng cao tay nghề cho thợ ở trong xưởng.
- Tìm hiểu, bổ sung thêm các mẫu mã phù hợp với thị trường.
Câu 2:
Những lợi ích mà người tiêu dùng nhận được trong các trường hợp trên là:
+ Nhận được nhiều chương trình khuyến mãi từ phía ngân hàng D.
+ Khách hàng được trải nghiệm nhiều các tiện ích, tính năng như: kết nối thanh toán trực tiếp các ví điện tử, chuyển tiền liên ngân hàng 24/7, mua vé máy bay, đóng tiền điện nước, học phí,…
Câu 3:
* Lợi ích của ngành xuất khẩu:
- Đem lại doanh thu cho doanh nghiệp.
- Quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu quốc gia.
- Đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước.
- Góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu.
* Việc xuất khẩu gạo đem đến cho đất nước ta những lợi ích:
- Tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất nước.
- Xuất khẩu đóng vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển.
- Xuất khẩu có tác động tích cực tới giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.
Câu 4:
Việc làm của chị P được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, vì muốn đẩy danh tiếng của sản phẩm nhà mình lên mà chị đã không ngại đặt điều nói xấu, phá hoại uy tín của hộ kinh doanh khác.
Hệ quả của các việc chị P đã làm: làm ảnh hưởng đến uy tín của hộ nhà ông K, ảnh hưởng đến tình trạng kinh doanh của nhà ông K, mất đi mối quan hệ trong kinh doanh.