Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 CTST bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Theo em, vì sao phải có sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường?

Câu 2: Theo em nếu việc cạnh tranh trên thị trường không có sự điều tiết sẽ gây ra các hậu quả gì? Vai trò của nhà nước trong việc điều tiết cạnh tranh như thế nào?

Câu 3: Em hãy cho biết vai trò của cạnh tranh đối với từng đối tượng trong nền kinh tế.

Câu 4: Hãy chỉ ra một số hệ quả của của việc cạnh tranh không lành mạnh.

Bài Làm:

Câu 1: 

Cần có sự cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là vì:

+ Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cạnh tranh là sự chạy đua kinh tế, mà muốn thắng trong bất kì cuộc chạy đưa nào cũng đòi hỏi phải có sức mạnh và kĩ năng.

+ Cạnh tranh khuyến khích việc áp dụng khoa học, kĩ thuật mới, cải tiến công nghệ nhằm kinh doanh có hiệu quả.

+ Cạnh tranh dẫn đến giá thấp hơn cho người tiêu dùng và làm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.

+ Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp cũng như các quốc gia phải sử dụng các nguồn lực đặc biệt là nguồn tài nguyên một cách tối ưu nhất.

Câu 2: 

- Nếu sự canh tranh trên thị trường không có sự điều tiết phù hợp sẽ sinh ra các vấn đề như: triệt hạ đối thủ cạnh tranh; ngăn cản sự gia nhập thị trường của đối thủ tiềm năng; đầu cơ lũng đoạn thị trường; tăng giá, giảm giá, phá giá tùy tiện,… gây ra các tác hại nghiêm trọng đến lợi ích của người tiêu dùng và xã hội.

- Vai trò của nhà nước trong việc điều tiết cạnh tranh: để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng nhà nước cần điều tiết cạnh tranh, điều chỉnh các hành vi cạnh tranh của ác doanh nghiệp đảm bảo chúng không thao túng thị trường, sự can thiệp của nhà nước phải luôn tôn trọng các quy luật chung vốn có của thị trường đồng thời không làm ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.

Câu 3:

- Vai trò của cạnh tranh đối với người sản xuất: cạnh tranh thúc đẩy người sản xuất đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

- Vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng: cạnh tranh tạo điều kiện cho người tiêu dùng thỏa mãn như cầu của mình.

- Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế: Cạnh tranh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và khai tác tối đa các nguồn lực quốc gia.

Câu 4: 

Hệ quả của việc cạnh tranh không lành mạnh:

- Tác động đến doanh nghiệp: Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng xấu đến những hoạt động trong kinh doanh của các doanh nghiệp chân chính khiến họ bị thiệt hại về tài chính, mất đi lượng khách hàng từ đó thị phần trên thị trường suy giảm, xấu hơn nữa là doanh nghiệp phải đối diện với nguy cơ phá sản, thâu tóm hoặc mua lại.

- Tác động đến người tiêu dùng: Cảm thấy e dè, nghi ngờ về một sản phẩm đang có trên thị trường, không thể nào phân biệt được thật giả.

- Tác động đến nền kinh tế của một đất nước:  ảnh hưởng đến nguồn thu thuế của nhà nước, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ có tâm lí không được thoải mái khi đầu tư vào thị trường Việt Nam từ đó dẫn đến thâm hụt về vốn đầu tư nước ngoài.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Câu hỏi tự luận Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 chân trời bài 1: Cạnh tranh trong kinh tế thị trường

1. NHẬN BIẾT (5 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết khái niệm của nền kinh tế thị trường là gì?  

Câu 2: Em hãy cho biết khái niệm của cạnh tranh.

Câu 3: Hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

Câu 4: Em hãy cho biết khái niệm của cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh.  

Câu 5: Em hãy nêu một số biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh.

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Cả nhà bà M và bà H đều cung ứng một mặt hàng chung là đồ thủ công mĩ nghệ, để có thể cạnh được với nhà bà M thì xưởng nhà bà H phải nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm. Theo em, nhà bà H cần phải thay đổi như thế nào để có thể cạnh tranh được với nhà bà M.  

Câu 2: Đọc trường hợp sau đây và cho biết:

“Để thu hút được khách hàng, ngân hàng D dã phát triển nhiều sản phẩm với chương trình khuyến mãi đa dạng đi kèm để tăng tính cạnh tranh. Nhờ đó, khách hàng nhận được những dịch vụ ngày càng phong phú và chất lượng như: kết nối thanh toán trực tuyến các ví điện tử; chuyển tiền liên ngân hàng 24/7; mua vé máy bay, đóng tiền điện, nước, học phí,…”

Em hãy cho biết người tiêu dùng được hưởng lợi gì từ cơ chế cạnh tranh trong trường hợp trên.

Câu 3: Em hãy cho biết lợi ích của các ngành xuất khẩu mang lại nền kinh tế. Theo em, việc xuất khẩu gạo sang các nước khác đem đến lợi ích gì cho nền kinh tế của nước ta?

Câu 4: Hộ gia đình nhà ông K đã kinh doanh các nguồn lợi thủy sản từ nhiều năm nay, vào năm ngoái nhà chị P mở một cửa hàng kinh doanh mới mặt hàng kinh doanh tương tự như hộ nhà ông K. Để khách hàng dành sự quan tâm đến cửa hàng nhà mình hơn chị P còn không tiếc lời chê bai về chất lượng sản phẩm của nhà ông K. Khi ông K biết được chuyện thì rất buồn và nghĩ tại sao ông luôn đem đến cho mọi người những sản phẩm có giá trị tốt, không thù hằng với ai vậy mà lại có người cố tình vì lợi ích của mình mà làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của gia đình ông. Theo em việc cạnh tranh của chị P có lành mạnh hay không? Đem lại các hệ quả gì?

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (5 câu)

Câu 1: Trong khu phố nhà chị M có rất nhiều các quán hàng bán bánh mỳ vào buổi sáng, vì có nhiều sự lựa chọn nên các quán rất chú tâm vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm tốt nhất, giữ chân được khách hàng vào những lần sau. Theo em, lợi ích của việc cạnh tranh trong trường hợp này là gì?

Câu 2: Trong thời kì nền kinh tế thị trường biến động liên tục, các thiết bị công nghệ liên tục được ra đời tạo ra sự biến động lớn như thời điểm hiện tại thì việc cần thiết của các doanh nghiệp cần làm để có thể cạnh tranh được với các đối thủ là gì?

Câu 3: Từ khi xác định được định hướng hình thức kinh doanh của mình ông T luôn nghiên cứu rất nghiêm túc hình thức kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh, để có hướng cạnh tranh phù hợp. Theo em, hình thức cạnh tranh của ông T đã được coi là cạnh tranh lành mạnh chưa, vì sao?

Câu 4: Doanh nghiệp H và doanh nghiệp K là đối thủ nhiều năm nay của nhau trên thị trường kinh doanh. Mới đây doanh nghiệp H đã nghiên cứu, phát triển thành công sản phẩm mới và đưa ra thị trường. Ngay lập tức doanh nghiệp K đã tìm cách thăm dò, tìm hiểu về sản phẩm của đối thủ, tìm cách lấy thông tin và nhanh chóng đưa ra thị trường một sản phẩm tương tự. Thậm chí để cạnh tranh nguồn khách hàng với doanh nghiệp H, doanh nghiệp K còn cho chạy các quảng cáo đẩy cao danh tiếng sản phẩm của mình và hạ danh tiếng sản phẩm của doanh nghiệp K. Theo em, hành động của doanh nghiệp K có được coi là cạnh tranh lành mạnh hay không?

Câu 5: Các doanh nghiệp trên thị trường đồng loạt đưa ra các biện pháp nhằm kích thích lượng mua sắm của khách hàng vào dịp cuối năm, công ty X cũng không ngoại lệ, công ty cho thăm dò thị trường và phát triển các phương án kinh doanh hiệu quả nhất đối với công ty của mình. Cùng với đó công ty M chỉ chờ đợi các công ty khác có được phương án và chớp lấy thời cơ lấy đi phương án mà công ty khác đề ra. Theo em, việc làm của công ty M có mang tính chất cạnh tranh lành mạnh hay không?

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo, hay khác:

Xem thêm các bài Giải kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.