-
THÔNG HIỂU (8 câu)
Câu 1: Đọc đoạn tư liệu dưới đây, em hãy cho biết thái độ phân biệt chủng tộc của người Anh đối với người Ấn Độ được thể hiện như thế nào?
Lo Kít-chen-nơ (Lord Kitchener), Tổng Tư lệnh quân đội Anh ở Ấn Độ nói:
“Ý thức về tính ưu việt vốn có của người châu Âu đã mang đến chiến thẳng cho chúng ta tại Ấn Độ. Dù cho dân bản địa được giáo dục tốt và thông minh đến đâu, và dù anh ta có thể chứng tỏ sự dũng cảm đến đâu, tôi tin rằng không có cấp bậc nào mà chúng ta có thể ban cho anh ta để anh ta có thể được xem là ngang hàng với sĩ quan Anh”.
(M. Lít-theo, Lịch sử thế giới: Nhận thức về quá khứ 2009, trang 794)
Câu 2: Nêu những hậu quả của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ.
Câu 3: Nêu những nét chính về tình hình chính trị, xã hội ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX.
Câu 4: Chính sách chủ yếu mà thực dân Anh áp dụng để cai trị Ấn Độ là gì?
Câu 5: Theo em, vì sao liên minh chiến đấu giữa nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia được hình thành ngay từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
Câu 6: Em có nhận xét gì về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Câu 7: Đến cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập tương đối. Vì sao lại có được kết quả đó.
Câu 8: Tử nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á đứng trước thách thức lịch sử lớn nhất là gì?
Bài Làm:
Câu 1:
Thái độ phân biệt chủng tộc của người Anh đối với người Ấn Độ được thể hiện qua đoạn tư liệu: tìm cách khơi gợi sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo Ấn Độ, thi hành chính sách “ngu dân”.
Câu 2:
Những hậu quả của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ:
- Kinh tế giảm sút.
- Đời sống nhân dân bị bần cùng.
- Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh hết sức sâu sắc.
Câu 3:
Những nét chính về tình hình chính trị, xã hội ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX:
- Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ với các chính sách hà khắc, khơi sâu mâu thuẫn chủng tộc, đẳng cấp
=>Bùng lên làn sóng đấu tranh của nhân dân Ấn Độ dưới nhiều hình thức khác nhau.
+ 10/05/1857: khởi nghĩa Xi-pay bùng nổ và lan rộng khắp miền Bắc và miền Trung Ấn Độ.
+ 1875 - 1885: nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân Ấn Độ liên tục diễn ra.
+ 1885: Giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập Đảng Quốc dan Đại hội (Đảng Quốc đại)
- Đầu thế kỉ XX, các cuộc đấu tranh vẫn tiếp tục diễn ra, điển hình là cuộc nổi dậy của công nhân Bom-bay năm 1908.
Câu 4:
Chính sách chủ yếu mà thực dân Anh áp dụng để cai trị Ấn Độ là:
- Nắm quyền cai trị trực tiếp Ấn Độ.
- Thực hiện chính sách chia để trị.
- Mua chuộc các tầng lớp có thế lực trong giai cấp phong kiến bản xứ, tìm cách khơi sâu về sự phân biệt chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội.
Câu 5:
Liên minh chiến đấu giữa nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia được hình thành ngay từ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX vì: vào thời gian này, phong trào đấu tranh chống Pháp đang rất phát triển ở cả 3 quốc gia. Đây là những biểu hiện bước đầu của liên minh chiến đấu 3 dân tộc chống kẻ thù chung.
Câu 6:
Nhận xét về phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX:
- Diễn ra liên tục, sôi nổi với nhiều hình thức như: Khởi nghĩa vũ trang, cải cách ôn hòa,… chủ yếu là đấu tranh vũ trang với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
- Phong trào đấu tranh vào giai đoạn sau có sự ra đời của các tổ chức chính trị. Thể hiện bước phát triển của phong trào.
- Đều thất bại vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa có sự đoàn kết giữa các dân tộc, song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.
Câu 7:
- Đến cuối thế kỉ XIX, tại Đông Nam Á chỉ có quốc gia Xiêm giữ được nền độc lập tương đối.
- Xiêm giữ được nền độc lập tương đối là do:
+ Những chính sách cải cách toàn diện trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội, quân sự,…
+ Chính sách cải cách của Xiêm đi theo hướng “mở cửa”, những cuộc cải cách giúp cho Xiêm hòa nhập được với sự phát triển chung của thế giới.
+ Chính sách ngoại giao “mềm dẻo”: chủ động “mở cửa” với các nước trên thế giới, lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh-Pháp, cắt một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền của đất nước.
Câu 8:
Từ nửa sau thế kỉ XIX, các nước Đông Nam Á đứng trước thách thức lịch sử lớn là:
Từ giữa thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản dần tiến lên chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu tìm kiếm thị trường, nguyên liệu, nhân công giá rẻ đã thúc đẩy các nước đế quốc nhanh chóng tiến hành xâm chiếm Đông Nam Á. Nguy cơ bị xâm lược, mất đi nền độc lập là thách thức lớn đặt ra cho các nước Đông Nam Á thời điểm đó.