Câu hỏi tự luận Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 kết nối bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 kết nối. Kéo xuống để tham khảo thêm

Bài tập & Lời giải

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân? Nêu ví dụ

Câu 2: Theo em, hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có thể gây ra những hậu quả gì đối với bản thân người bị vi phạm, người vi phạm, gia đình và xã hội?   

Câu 3: Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. Theo em, các quy định đó có ý nghĩa như thế nào?   

 

Câu 4: Những người có hành động vi phạm  tới quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác sẽ bị xử lí như thế nào?  

Câu 5: Mỗi người nên có thái độ như thế nào đối với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân?   

Xem lời giải

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Em hãy cho biết, các ý kiến sau đây đúng hay sai? Vì sao?     

  1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân chỉ được thực hiện khi cơ quan công an tiến hành bắt, giam, giữ người. 
  2. Chỉ có công dân Việt Nam mới được nhà nước đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. 
  3. Thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân góp phần duy trì an ninh, trật tự xã hội. 
  4. Thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân là trách nhiệm của riêng các cơ quan trong bộ máy nhà nước. 

Câu 2: Hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì sẽ bị xử lí như thế nào? 

Câu 3: Em hãy kể tên các hành vi có thể bị phạt tù từ 1 đến 3 năm khi xâm phạm đến quyền được bảo hộ về thân thể, sức khỏe và tính mạng của công dân.    

Câu 4: Vì sao cần phải có luật bất khả xâm phạm về thân thể, bảo hộ tính mạng, danh dự, nhân phẩm của công dân?

Xem lời giải

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Trong buổi tuần tra mới nhất, công an tỉnh B đã triệt phá được đường dây mua bán phụ nữ và trẻ em trái phép ở khu vực biên giới, khi các đối tượng đang dẫn dắt, mua chuộc các nạn nhân để đưa sang phía bên kia biên giới. Lực lượng công an đã kịp thời phát hiện và giải cứu thành công 3 phụ nữ trẻ và 5 trẻ em. 

Theo em, hành động kịp thời ngăn chặn này của công an đã giúp ích như thế nào?  

Câu 2: Em hãy cho biết trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm tới thân thể, sức khỏe, danh dự? 

Câu 3: Do có mâu thuẫn với M nên dạo gần đây K thường đăng tải các thông tin sai sự thật về M nên mạng, nhằm bôi nhọ thanh danh của M, làm cho những người xung quanh cảm thấy M là một người xấu và xa lánh M. Theo em, hành vi của K có thể bị xử lí như thế nào bởi pháp luật? 

Câu 4: Trên đường đi học về H vô tình nhìn thấy một nhóm bạn đang đánh nhau ở khu vực sau mương nước. H thấy sợ hãi và chạy thẳng về nhà, khi về đến nhà H không nói với ai về việc có vụ đánh nhau mà mình đã trông thấy. Theo em hành vi của H có thể gây ra những hậu quả như thế nào? 

Xem lời giải

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Nghe tin em trai mình thường xuyên bị bạn cùng lớp là T bắt nạt, V đã rủ bạn chặn đường để đánh T để dạy dỗ và cấm T không được tiếp tục bắt nạt bạn bè nữa. 

Câu 2: M là học sinh trường trung học phổ thông nội trú của tỉnh. Vào dịp Tết, M trở về bản thăm gia đình thì bị anh P cùng một số người chặn đường, bắt về nhà làm vợ. M kiên quyết phản đối nhưng vẫn bị anh P và người thân giữ lại, không cho trở về nhà. 

Theo em, việc làm của anh P và người thân có vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của M hay không? Vì sao? 

 

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.