1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân? Nêu ví dụ
Câu 2: Theo em, hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân có thể gây ra những hậu quả gì đối với bản thân người bị vi phạm, người vi phạm, gia đình và xã hội?
Câu 3: Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân. Theo em, các quy định đó có ý nghĩa như thế nào?
Câu 4: Những người có hành động vi phạm tới quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác sẽ bị xử lí như thế nào?
Câu 5: Mỗi người nên có thái độ như thế nào đối với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân?
Bài Làm:
Câu 1:
- Theo Hiến pháp 2013 thì quyền được bảo hộ sức khỏe, tính mạng, danh dự và nhân phâm của công dân là:
+ Mọi người đều có quyền được sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật.
+ Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
- Ví dụ về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân:
Anh A có hành vi chửi bới, lăng mạ chị B về những điều không đúng sự thật. Chị B đã yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ chị trước anh A. Khi xét thấy anh A có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của chị B, cơ quan quyết định xử phạt hành chính với anh A, với số tiền 10.000.000 đồng.
Câu 2:
- Hậu quả của những hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân:
+ Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân gây tổn thương về sức khỏe, tính mạng, tinh thần, uy tín, danh dự, kinh tế,… đối với người bị xâm phạm tự do cá nhân; gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; làm sụt giảm uy tín của cán bộ, cơ quan nhà nước.
+ Người thực hiện các hành vi xâm phạm về thân thể của công dân sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật, xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bồi thường thiệt hại (nếu có).
Câu 3:
- Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác.
+ Đặc biệt nghiêm cấm những hành vi hung hãn, côn đồ, đánh người gây thương tích, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.
+ Nghiêm cấm mọi hành vi xâm hại đến tính mạng của người kahsc như giết người, đe dọa giết người, làm chết người.
- Không ai được xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác.
+ Không được đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu để hạ uy tín và gây thiệt hại về danh dự cho người khác.
+ Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân vừa trái đạo đức vừa vi phạm pháp luật, phải xử lí theo quy định của pháp luật.
Ý nghĩa của các quyền:
+ Là quyền tự do về thân thể và phẩm giá con người.
+ Xác định địa vị pháp lí của công dân.
+ Nhà nước ta luôn vì con người, đề cao nhân tố con người
Câu 4:
Những người thực hiện hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân, tùy theo tính chất, tùy theo mức độ vi phạm, có thể bị kỉ luật, xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Câu 5:
Trách nhiệm của công dân:
+ Mỗi người có trách nhiệm tìm hiểu về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
+ Có ý thức tôn trọng thân thể của mình và của người khác.
+ Lên án các hành vi làm tổn hại đến thân thể, nhân phẩm của mình và của người khác.