3. VẬN DỤNG (8 câu)
Câu 1: Đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi
C và P là hai doanh nghiệp sản xuất nước ngọt. Vừa qua, doanh nghiệp C cho ra đời sản phẩm với hương vị mới. Ngay sau đó, doanh nghiệp P cũng sản xuất sản phẩm tương tự. Hai doanh nghiệp này còn ganh đua cả về thiết kế kiểu dáng, chiến lược quảng cáo,... nhằm tranh giành khách hàng.
Việc ganh đua giữa doanh nghiệp C và P thể hiện như thế nào và nhằm mục đích gì?
Câu 2: Đọc tình huống sau và cho biết các biểu hiện của cạnh tranh trong kinh doanh?
Để cạnh tranh giành thị phần dệt may trên thị trường, doanh nghiệp P đưa ra các biện pháp chủ động, nâng cao năng lực sản xuất và trình độ tay nghề; chuyển hướng sản xuất từ hình thức nhận gia công sang hình thức tự chủ nguồn nguyên liệu, tự thiết kế và hoàn thành sản phẩm. Nhờ sự nỗ lực không ngừng đổi mới, doanh nghiệp P đã nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hoá các sản phẩm để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường dệt may.
Câu 3: Em hãy chỉ ra những lợi ích mà khách hàng được hưởng nhờ có sự cạnh tranh trong trường hợp sau
Để thu hút khách hàng, ngân hàng D đã phát triển nhiều sản phẩm với chương trình khuyến mãi đa dạng đi kèm để tăng tính cạnh tranh. Nhờ đó, khách hàng nhận được những dịch vụ ngày càng phong phú và chất lượng như: kết nối thanh toán trực tuyến các ví điện tử; chuyển tiền liên ngân hàng 24/7; mua vé máy bay; đóng tiền điện, nước, học phí;...
Câu 4: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
Bên cạnh sự hợp tác, các chủ thể sản xuất phải cạnh tranh với nhau khi tham gia vào thị trường.
Do điều kiện sản xuất và lợi ích giống nhau nên các chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau.
Cạnh tranh là hoạt động nhằm tranh giành thị trường, lôi kéo khách hàng về phía mình của các chủ thể kinh tế, do đó, cạnh tranh chỉ có vai trò đối với người sản xuất.
- Người tiêu dùng: tạo ra nhiều điều kiện (ưu đãi, giảm giá, khuyến mãi,…) để thoả mãn nhu cầu của các tầng lớp khác nhau.
- Nền kinh tế: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và khai thác nguồn lực giữa các quốc gia.
Câu 5: Theo em, đâu là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong tình huống sau?
Công ty A và B là hai đơn vị kinh tế lớn sản xuất và cung ứng sữa tươi. Ra đời từ lâu, công ty A xây dựng các trang trại bò sữa theo tiêu chuẩn hiện đại nhất và chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Dù mới có mặt trên thị trường, công ty B cũng đã ứng dụng quy trình sản xuất sữa tươi khép kín từ khâu nhập giống, nuôi dưỡng đến phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Sự khác biệt về điều kiện sản xuất khiến cuộc cạnh tranh của hai công ty này thêm gay cấn.
Câu 6: Em có nhận xét gì về hành vi của chủ thể kinh tế trong các trường hợp sau
Để cạnh tranh với các nhà sản xuất cung ứng sản phẩm kẹo dừa, doanh nghiệp H đã áp dụng công nghệ, đầu tư máy móc hiện đại, tìm tòi và đưa ra các sản phẩm mới, chưa có trên thị trường.
Anh T là kĩ sư làm việc cho doanh nghiệp A chuyên sản xuất nước uống đóng chai. Biết anh T nắm giữ quy trình sản xuất của doanh nghiệp A, doanh nghiệp B đã tìm mọi cách để mời anh T về làm việc và hứa sẽ trả một số tiền lớn nếu anh chia sẻ quy trình sản xuất của doanh nghiệp A cho họ.
Câu 7: Gia đình ông H có cửa hàng bán bánh ngọt ở thị trấn. Vừa qua, trên mạng Internet xuất hiện thông tin cửa hàng nhà ông sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc. Ông H cho biết, cả thị trấn chỉ có ba cửa hàng làm bánh ngọt, đối thủ tung tin như vậy để khách hàng quay lưng với cửa hàng.
Em có nhận xét gì về hành vi cạnh tranh trong trường hợp trên?
Theo em, gia đình ông H cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
Câu 8: Em hãy đọc các trường hợp sau và nêu biểu hiện của cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh? Giải thích.
- Trường hợp 1: Trên thị trường cung ứng trứng gà tươi, các công ty cạnh tranh bằng chính tiềm năng và thực lực để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của mình. Công ty H đã thực hiện hoàn chỉnh chuỗi an toàn vệ sinh thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn với các trang trại nuôi gà công nghệ cao và xây dựng nhà máy xử lí trứng. Công ty D thực hiện mô hình khép kín từ nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại chỗ và một nhà máy chế biến thực phẩm. công ty P liên kết kí hợp đồng và chuyển giao công nghệ nuôi gà lấy trứng cho các hộ nông dân. Các công ty không làm trái những quy định của pháp luật khi kinh doanh.
- Trường hợp 2: Doanh nghiệp D và Q đều sản xuất điện thoại thông minh. Để lôi kéo khách hàng về phía mình nhằm thu được lợi nhuận, doanh nghiệp D đã đưa những thông tin sai, xuyên tạc sự thật về chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp.
- Trường hợp 3: Hai công ty T và P chuyên về sản xuất máy lọc nước. Trong quá trình kinh doanh, hai công ty này đang cạnh tranh nhằm giành thị phần. Gần đây, công ty P vừa ra mắt một loại ấn phẩm quảng cáo cố ý đưa những thông tin so sánh với sản phẩm công ty T theo hướng có lợi cho cho doanh nghiệp của mình cho khách hàng.
Bài Làm:
Câu 1:
- Việc ganh đua giữa doanh nghiệp C và P được thể hiện:
+ Doanh nghiệp C tạo ra ưu thế bằng cách cho ra đời sản phẩm hương vị mới. Doanh nghiệp P ngay lập tức cũng sản xuất sản phẩm tương tự để không bị lép vế.
+ Hai doanh nghiệp không ngừng chạy đua về thiết kế kiểu dáng, chiến lược quảng cáo,...
- Mục đích: tranh giành khách hàng, nâng cao lợi nhuận, thu được lợi ích tối đa.
Câu 2:
Các biểu hiện của cạnh tranh trong kinh doanh:
- Đưa ra các biện pháp chủ động, nâng cao năng lực sản xuất và trình độ tay nghề.
- Chuyển hướng sản xuất từ hình thức nhận gia công sang hình thức tự chủ nguồn nguyên liệu.
- Tự thiết kế và hoàn thành sản phẩm.
Câu 3:
Những lợi ích mà khách hàng được hưởng nhờ có sự cạnh tranh: Nhận được những dịch vụ ngày càng phong phú và chất lượng.
- Kết nối thanh toán trực tuyến các ví điện tử.
- Chuyển tiền liên ngân hàng 24/7.
- Mua vé máy bay.
- Đóng tiền điện, nước, học phí,...
Câu 4:
Đồng tình vì chỉ khi có sự cạnh tranh trong kinh doanh, các chủ thể sản xuất mới có động lực phát triển để thu được lợi nhuận cao hơn, thúc nền kinh tế, thoả mãn nhu cầu xã hội.
Không đồng tình vì bản chất của cạnh tranh là do sự khác nhau về điều kiện sản xuất, sự ganh đua về giá cả, chất lượng sản phẩm,…
Không đồng tình vì cạnh tranh còn có vai trò đối với:
- Người tiêu dùng: tạo ra nhiều điều kiện (ưu đãi, giảm giá, khuyến mãi,…) để thoả mãn nhu cầu của các tầng lớp khác nhau.
- Nền kinh tế: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và khai thác nguồn lực giữa các quốc gia.
Câu 5:
Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh giữa hai công ty A và B: Do sự khác biệt về điều kiện sản xuất.
- Công ty A ra đời từ lâu, có các trang trại theo tiêu chuẩn hiện đại nhất, chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Công ty B mới có mặt trên thị trường, đã ứng dụng quy trình sản xuất sữa tươi khép kín: Nhập giống → Nuôi dưỡng → Phân phối sản phẩm.
Câu 6:
Doanh nghiệp H đã có những chính sách, kế hoạch rất đúng đắn, kịp thời: áp dụng công nghệ, đầu tư máy móc hiện đại,… để cạnh tranh với các đối thủ khác, tìm chỗ đứng cho mình trên thị trường.
Hành vi của doanh nghiệp B là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trái với các chuẩn mực kinh doanh khi tìm mọi cách để mời anh T về làm việc và có hành động xâm phạm bí mật kinh doanh: hứa sẽ trả một số tiền lớn nếu anh chia sẻ quy trình sản xuất của doanh nghiệp A cho họ.
Câu 7:
Hành vi cạnh tranh trong trường hợp trên là hành vi không lành mạnh, gây rối loạn kinh doanh, hạ thấp uy tín cửa hành bánh ngọt của ông A. Hành động tung tin đồn thất thiệt có thể khiến lợi ích và cuộc sống của gia đình ông bị ảnh hưởng.
Theo em, để bảo vệ quyền lợi của mình, gia đình ông H có thể:
- Trực tiếp mời cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm tại cửa hàng.
- Đăng thông tin đính chính, văn bản xác nhận (có dấu của đơn vị kiểm tra) để tăng tính xác thực và độ tin cậy.
- Báo cáo về hành vi thiếu trung thực của các đối thủ cạnh tranh với cơ quan chức năng để có biện pháp xử lí, răn đe.
Câu 8:
Biểu hiện của cạnh tranh lành mạnh và không lành mạnh trong các trường hợp trên:
- Trường hợp 1: Cạnh tranh lành mạnh vì các công ty đã cạnh tranh bằng chính tiềm năng và thực lực của mình.
- Trường hợp 2: Cạnh tranh không lành mạnh vì doanh nghiệp D đã đưa những thông tin sai, xuyên tạc sự thật về chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp đối thủ.
- Trường hợp 3: Cạnh tranh không lành mạnh vì công ty P đã cố ý đưa những thông tin so sánh với sản phẩm công ty T theo hướng có lợi cho mình tới khách hàng.