4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Từ thông tin dưới đây, em hãy phân tích vai trò của cạnh tranh đối với các chủ thể kinh tế?
Để giành thị phần khách hàng, ba doanh nghiệp viễn thông đều đưa ra gói cước tương ứng với nhiều ưu dãi, thu hút được lượng người dùng lớn. Nhờ đó, đã đem lại nhiều quyền lợi cho người tiều dùng. Bên cạnh đó, ba doanh nghiệp viễn thông này còn tập trung triển khai hạ tầng, nâng cao chất lượng mạng lưới, áp dụng công nghệ tự động kiểm soát nhằm xây dựng vị thể tốt hơn trên thị trường cũng như có thể cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Câu 2: Có ý kiến cho rằng “Cạnh tranh có vai trò tạo động lực cho sự phát triển. Vì thế chúng ta cần phải cạnh tranh bằng mọi giá để đem lại lợi ích, lợi nhuận kinh tế cho bản thân. Đó cũng là cách góp phần phát triển kinh tế đất nước.” Em có suy nghĩ gì về ý kiến này?
Câu 3: Ông K là nghệ nhân của nghề làm tranh dân gian Đông Hồ. Cùng với sự phát triển của thị trường và thị hiếu ngày một thay đổi của người tiêu dùng, các sản phẩm ông làm ra dần không còn được ưa chuộng. Nhận thấy các gia đình làm nghề khác đang dần chuyển hướng tiêu thụ, cháu trai ông có dự định đem sản phẩm ông làm đến các triển lãm, hội chợ để quảng bá và tìm nguồn khách hàng mới. Ông K phản đối kế hoạch này vì cho rằng cháu mình chỉ đang chạy theo xu hướng, không cần thiết phải so đo với các gia đình làm nghề khác vì chỉ cần dựa chất lượng tranh là đủ để giữ chân khách.
Em có ý kiến gì về suy nghĩ, hành động của ông K và cháu trai ông?
Bài Làm:
Câu 1:
Vai trò của cạnh tranh đối với các chủ thể kinh tế:
- Đối với người sản xuất: giúp xây dựng vị thế của doanh nghiệp viễn thông trên thị trường, thu hút người tiêu dùng, hướng tới mục tiêu nâng cao lợi nhuận.
- Đối với người tiêu dùng: nhận được nhiều quyền lợi, ưu đãi, dịch vụ tốt hơn, đáp ứng nhu cầu sử dụng.
- Đối với nền kinh tế: góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao thế mạnh viễn thông của đất nước.
Câu 2:
Ý kiến trên là hoàn toàn sai vì:
- Cạnh tranh tuy có vai trò trò tạo động lực cho sự phát triển nhưng phải dựa trên nguyên tắc lành mạnh, tôn trọng lẫn nhau và đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
- Tất cả những hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của doanh nghiệp khác, của người tiêu dùng và thậm chí gây ảnh hưởng xấu đến kinh tế xã hội.
Câu 3:
- Ông K có suy nghĩ khá bảo thủ, không có sự cầu tiến. Nếu chỉ dựa vào chất lượng tranh mà không có biện pháp đổi mới để cạnh tranh với các gia đình làm nghề khác thì những sản phẩm ông làm ra sớm muộn cũng sẽ mất chỗ đứng trên thị trường.
- Cháu trai ông K là người có khả năng nhìn xa trông rộng, sớm nhận thấy tiềm năng phát triển của nghề truyền thống ở địa phương và nhu cầu cần phải cạnh tranh để vừa đem lại lợi ích kinh tế, vừa góp phần giữ gìn truyền thống quê hương.