Viết đoạn văn ngắn có câu chủ đề: Họ hàng nhà kiến chăm chỉ hiền lành.

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn có câu chủ đề: Họ hàng nhà kiến chăm chỉ hiền lành.

Bài Làm:

Bài tham khảo 1: 

Họ hàng nhà kiến lúc nào cũng chăm chỉ, hiền lành. Trời chuẩn bị mưa to nhưng đàn kiến vẫn hành quân thành một hàng đen kịt tha mồi về tổ. Lần theo dấu vết của đàn kiến mới thấy chúng đi kiếm ăn rất xa tổ, chúng kiếm ăn ở trên cây hồng xiêm mà tổ lại ở trên vách nhà, quãng đường đi phải đến chục mét, quá xa xôi với thân hình nhỏ bé ti ti của chúng. Thế mà đàn kiến vẫn nối đuôi nhau thành hàng đi sát vào mép tường sân. Trông chúng nhỏ bé, hiền lành nhưng lại rất kiên cường. Nếu một tên kiến bị trêu chọc thì những con xung quanh liền cùng nhau giơ càng lên phản ứng tự vệ. 

Bài tham khảo 2: 

Họ hàng nhà kiến chăm chỉ, hiền lành. Từ bao đời nay, kiến vẫn luôn sống một cuộc đời cần mẫn như vậy. Mỗi ngày chúng đều kết thành đoàn đi ra ngoài kiếm mồi về tổ. Chúng không chỉ kiếm thức ăn theo ngày, mà còn biết dự trữ cho những ngày khó khăn. Đặc biệt, họ hàng nhà kiến cũng rất chú ý đến việc xây tổ. Nên tổ kiến lúc nào cũng vững chãi và thoải mái. Tuy đông đúc và rất đoàn kết. nhưng kiến rất lành. Chúng chẳng bao giờ chủ động tấn công hay làm hại ai. Có lẽ chính nhờ những phẩm chất đáng quý như vậy, mà họ nhà kiến thường đi vào các câu chuyện ngụ ngôn với những vai diễn tốt bụng, hiền lành và chăm chỉ.

Bài tham khảo 3: 

Họ hàng nhà kiến chăm chỉ, hiền lành. Các chú kiến có vẻ ngoài bé nhỏ, nhưng luôn đoàn kết và làm việc chăm chỉ, cần mẫn. Tổ kiến nào cũng được xây dựng khang trang với nhiều tầng, ổ. Đặc biệt, ngày nào cũng có những đoàn kiến đi kiếm ăn, vừa để ăn qua ngày vừa để dự trữ. Vì vậy, nếu có mưa bão thì chúng vẫn có thể sống tốt mà không phải ra ngoài kiếm ăn. Kiến cũng là loài vật hiền lành, không chủ động tấn công hay làm hại ai bao giờ. Nếu có tổ kiến bị vỡ hay thức ăn có kẻ khác tranh giành, chúng sẽ lại tiếp tục tìm một địa điểm mới để xây tổ lại từ đầu. Sự hiền lành, chịu khó lại nhẫn nhịn ấy khiến họ nhà kiến trở thành loài vật được yêu quý.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Giải VBT Tiếng Việt 4 Kết nối Bài Ôn tập và đánh giá giữa học kì II

TIẾT 1-2

Câu 1. Chọn đọc một bài đã học thuộc chủ điểm Sống để yêu thương và trả lời câu hỏi về bài đọc đó (SHS Tiếng Việt 4, tập hai, trang 70). 

- Tên bài đọc: 

- Câu trả lời: 

Xem lời giải

Câu 2. Dùng gạch chéo để ngăn cách chủ ngữ và vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây: 

Quê hương 

Mùa xuân trở về. Nước biển ấm hẳn lên. Những con sóng không còn ầm ào nữa. Đại dương khe khẽ hát những lời ca êm đềm. Đàn cá hồi bỗng ngừng kiếm ăn, ngẩn ngơ nhớ tới quê hương…. “Nơi chôn rau cắt rốn” của chúng là thượng nguồn của dòng sông. 

(Theo Đặng Chương Ngạn)

Xem lời giải

Câu 3. Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong các đoạn văn dưới đây:

a. Mùa đông, bà tôi thường lấy những mảnh giẻ rách, bao tải cũ lót chỗ cho mèo nằm. Khi đi chợ, bà tôi mua cá nhỏ kho riêng trong một cái niêu đất xinh xắn, gọi là nồi cá mèo. Mỗi khi ăn cơm, bà tôi để riêng một cái đĩa nhỏ, xới ít cơm nóng và trộn chút cá kho vào cơm làm thức ăn cho mèo.

(Lê Phương Liên)

b. Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé. Quanh các luống kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập loè của các đoá đèn hoa. 

(Theo Vích-to Huy-gô)

Xem lời giải

Câu 4. Viết đoạn văn (2 – 3 câu) về một nhân vật trong câu chuyện đã đọc, đã nghe. Gạch dưới trạng ngữ và dùng gạch chéo để ngăn cách giữa chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ của mỗi câu.

Xem lời giải

TIẾT 3-4

Câu 1. Viết tên bài thơ mà em đã đọc thuộc và câu trả lời về bài thơ đó (SHS Tiếng Việt 4, tập hai, trang 71). 

- Tên bài thơ: 

- Câu trả lời: 

Xem lời giải

Câu 2. Đọc bài Trứng bọ ngựa nở và trả lời câu hỏi. 

a. Đoạn mở đầu của bài giới thiệu sự việc gì?

b. Các chú bọ ngựa non được miêu tả thế nào qua từng khoảnh khắc nêu trong bảng dưới đây: 

Trong quá trình lách ra khỏi kẽ hở trên ổ trứng mẹ 

 

Khi vừa ra khỏi ổ trứng

 

Lúc “đổ bộ” xuống những quả chanh, cành chanh 

 

c. Em thích hình ảnh miêu tả nào trong bài? Vì sao 

Xem lời giải

Câu 3. Đọc 3 đoạn văn ở bài tập 3 (SHS Tiếng Việt 4, tập hai, trang 73) và ghi lại câu chủ đề trong mỗi đoạn văn. 

Đoạn 

Câu chủ đề trong đoạn văn 

a

 

b

 

 

Xem lời giải

Câu 1. Đọc khổ thơ đầu và khổ thơ cuối trong bài Mẹ vắng nhà ngày bão của tác giả Đặng Hiển (SHS Tiếng Việt 4, tập hai, trang 47). Theo em, các bạn nhỏ hiểu được điều gì khi mẹ vắng nhà và khi mẹ trở về?

Xem lời giải

Câu 2. Hai dòng thơ "Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà." gợi cho em cảm nhận như thế nào? Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời em chọn hoặc nêu ý kiến của em.

A. Mẹ về cũng là khi cơn bão đã đi qua khiến bạn nhỏ thấy mẹ tựa như ánh nắng mặt trời, làm sáng ấm cả gian nhà.

B. Hình ảnh thơ thể hiện niềm vui của bạn nhỏ khi mẹ về. Có mẹ, ngôi nhà như sáng bừng lên sau bao ngày bão dông. Có mẹ, lòng con ấm áp hơn sau bao ngày mong nhớ.

C. Hai câu thơ thể hiện tình cảm yêu quý của con với mẹ và đề cao vai trò của người mẹ trong mỗi mái ấm gia đình.

Xem lời giải

Câu 3. Viết 5 - 7 câu nêu tình cảm, cảm xúc của em về một người thân trong gia đình.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải SBT tiếng việt 4 tập 2 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT tiếng việt 4 tập 2 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 4 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 4 | Để học tốt Lớp 4 | Giải bài tập Lớp 4

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 4, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 4 giúp bạn học tốt hơn.