Phân biệt nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu. Cho ví dụ minh họa.

1. Phân biệt nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu. Cho ví dụ minh họa.

Bài Làm:

Nghĩa tường minh

Nghĩa hàm ẩn

- Phần thông báo được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ trong câu

- Loại nghĩa chúng ta có thể nhận ra trên bề mặt câu chữ

- Phần thông báo không được thể hiện trực tiếp bằng từ ngữ trong câu mà được suy ra từ câu chữ và ngữ cảnh.

- Loại nghĩa chúng ta phải sử dụng tri thức nền của bản thân và chú ý đến các từ ngữ quan trọng trong câu để suy ra.

ð Đây là loại nghĩa mà người nói, người viết thật sự muốn đề cập đến.

Ví dụ: Có công mài sắt, có ngày nên kim. (Tục ngữ)

Nghĩa tường minh: Nếu bỏ công sức ra mài một thanh sắt thì có ngày sẽ có được một cây kim

Nghĩa hàm ẩn: Nếu kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách thì có ngày sẽ thành công.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn SBT ngữ văn 8 Chân trời bài 4: Tiếng Việt

2. Xác định nghĩa của các thành ngữ sau và đặt câu có sử dụng các thành ngữ ấy:

a. Vung tay quá trán

b. Rán sành ra mỡ

c. Vắt cổ chày ra nước

d. Ném tiền qua cửa sổ

Xem lời giải

3. Xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn trong các trường hợp sau:

a.     – Chó khôn chớ cắn càn.

-        Đất nứt con bọ hung.

(Truyện cười dân gian Việt Nam, Đất nứt con bọ hung)

b.    Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau.

(Tục ngữ)

Xem lời giải

4. Theo em, nghĩa hàm ẩn do người nói/ người viết tạo ra và nghĩa hàm ẩn do người nghe/ người đọc suy ra có phải lúc nào cũng trùng nhau không? Vì sao? Hãy tìm một ví dụ và phân tích.

Xem lời giải

5. Viết lời thoại của em trong các tình huống sau và phân tích nghĩa hàm ẩn (nếu có):

a. Em từ chối (một cách lịch sự) khi An, bạn cùng lớp rủ em đi ăn.

b. Em chê (một cách nhẹ nhàng, trêu đùa) khi ăn một món ăn do An nấu.

c. Em xin mẹ tiền tiêu vặt tuần này.

Xem lời giải

6. Các từ ngữ in đậm dưới đây được sử dụng ở vùng miền nào? Chúng có tác dụng gì trong việc biểu đạt giá trị tác phẩm?

a.     - Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

        - Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!

( Truyện cười dân gian Việt Nam, Khoe của)

b.    Tìm bậu, bậu đã lấy chồng,

Bậu thương như thế, mặn nồng làm sao?

(Ca dao)

Xem lời giải

Lớp 8 | Để học tốt Lớp 8 | Giải bài tập Lớp 8

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 8, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 8 giúp bạn học tốt hơn.