Soạn giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo Bài 3: Ôn tập

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 11 Bài 3: Ôn tập - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

TIẾT: ÔN TẬP

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức
  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Lời tiễn dặn, Tú Uyên gặp Giáng Kiều và Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu.
  • Ôn tập về đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói.
  • Củng cố và luyện tập về kĩ năng viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát).
  • Củng cố lại kĩ năng giới thiệu một tác phẩm văn học (truyện thơ), nghệ thuật (bài hát) theo lựa chọn cá nhân.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • - Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • - Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được đặc trưng thể loại truyện thơ Nôm qua những văn bản Lời tiễn dặn, Tú Uyên gặp Giáng Kiều và Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu.
  • Nhận biết và phân tích được các đặc điểm của ngôn ngữ nói.
  • Nhận biết và hiểu được những kĩ năng viết một văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật (bài hát).
  • Có khả năng giới thiệu một tác phẩm văn học (truyện thơ), nghệ thuật (bài hát) theo lựa chọn cá nhân một cách sinh động, hấp dẫn.
  1. Phẩm chất
  • Biết trân trọng tình cảm và sự đoàn tụ gia đình.
  • Chăm chỉ ôn tập và làm bài tập đầy đủ.
  • Có tinh thần trách nhiệm khi làm việc nhóm.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Ngữ văn 11.
  • Soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận cặp đôi, chia sẻ về những cuộc chia ly trong văn học Việt Nam.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cảm nhận về những cuộc chia ly trong văn học Việt Nam.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Chia sẻ với các bạn những cuộc chia ly mà em từng đọc trong các tác phẩm văn học Việt Nam.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở:

+ Sự tích Núi Vọng Phu.

+ Lục Vân Tiên.

+ Cuộc chia ly màu đỏ

+ Chiếc lược ngà

+ Gửi vợ miền Nam

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau củng cố toàn bộ kiến thức của Bài 3: Khát khao đoàn tụ.

  1. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập.
  4. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung và chuẩn kiến thức của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Củng cố kiến thức về văn bản đọc

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:

+ Hoàn thiệnn bảng trong SGK trang 82.

+ Lời của các nhân vật từ câu " Bữa sau sự phụ mới hay" đến câu " Mệnh người dám lấy làm chơi mà liều" (trích Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu) có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói không? Dựa vào đâu bạn nhận xét như vậy?

+ Qua niềm khát khao đoàn tụ trong các văn bản Lời tiễn dặn, Tú Uyên gặp Giáng Kiều, Người đợi trước hiện nhà, bạn hiểu gì về bi kịch và vẻ đẹp của con người trong hoàn cảnh xa cách.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 

I. Củng cố kiến thức về văn bản

* Câu 1 (SGK trang 82)

- Tham khảo bảng trang 298 - 299.

* Câu 2 (SGK trang 82)

- Gợi ý:

+ Lời của các nhân vật từ câu “Bữa sau sư phụ mới hay” đến câu “Mệnh người dám lấy làm chơi mà nhiều” (trích Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu) mang một số đặc điểm của ngôn ngữ nói. Trong lời thoại có những từ ngữ chêm xen, đưa đẩy thường dùng trong khẩu ngữ (như thế thì), những câu thường dùng trong lời nói hằng ngày (Ví dụ: Như thế thì thầy cũng nghi; Vậy nên con phải vâng lời). Tuy nhiên, vì đây là lời của nhân vật trong truyện thơ, có thể bị chi phối nhiều bởi vần điệu nên sẽ không phản ánh một cách sinh động, chân thật ngôn ngữ nói trong đời sống hằng ngày.   

* Bi kịch và vẻ đẹp của con người trong hoàn cảnh xa cách.

- Bi kịch:.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Xem thêm các bài Giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo, hay khác:

Bộ Giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục với mục đích giúp các Thầy, Cô giảng dạy dễ dàng và biên soạn Giáo án tốt hơn, đơn giản hơn theo sát chương trình Lớp 11.

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.