Bài tập & Lời giải
Bài tập A$^{CS}$1: Viết giá trị thập phân của các số nhị phân sau:
a) 10101 |
b) 11010 |
c) 11101 |
d) 100011 |
e) 100110 |
f) 111000 |
g) 101111 |
h) 111101 |
Xem lời giải
Bài tập A$^{CS}$2: Chuyển các giá trị thập phân thành số nhị phân:
a) 24 |
b) 30 |
c) 37 |
d) 45 |
e) 50 |
f) 49 |
g) 59 |
h) 63 |
Xem lời giải
Bài tập A$^{CS}$3: Bài toán palindrome
Một số (một từ) gọi là palindrome nếu số đó đối xứng, tức là khi viết số đó từ phải sang trái cũng trùng với khi viết từ trái sang phải.
Ví dụ: 11, 101, 22, 212.... là palindrome.
Hãy tìm một số thập phân có hai chữ số là palindrome mà khi chuyển thành số nhị phân cũng là palindrome.
Xem lời giải
Bài tập A$^{CS}$4: Hãy thực hiện phép toán ((NOT 0110) OR 0000) AND 1111.
Xem lời giải
Bài tập A$^{CS}$5: Thực hiện các phép cộng số nhị phân sau:
1) 101 + 11.
2) 111 + 111.
3) 1010 + 1010.
4) 11101 + 1010.
5) 11111 + 11111.
Xem lời giải
Bài tập A$^{CS}$6: Thực hiện các phép nhân số nhị phân sau:
1) 10 × 10.
2) 100 × 11.
3) 101 × 10.
4) 1011 × 11.
5) 11011 × 101.
Xem lời giải
Bài tập A$^{CS}$7: Thực hiện các phép toán số nhị phân sau:
1) 1010 + 1101.
2) 1011 + 111.
3) 1111 - 1010.
4) 1110 - 11.
5) 1101 × 101.
Xem lời giải
Bài tập A$^{CS}$8: Em hãy trả lời các câu hỏi sau:
1) Số nhị phân dài 5 bit có giá trị thập phân lớn nhất là bao nhiêu?
2) Số nhị phân dài n bit có giá trị thập phân lớn nhất là bao nhiêu?
Xem lời giải
Bài tập A$^{CS}$9: Hãy nêu các lí do để có thể nói: “Nhờ có hệ nhị phân mà máy tính có thể tính toán”.
Xem lời giải
Bài tập A$^{CS}$10: Hãy nêu các lí do để có thể nói: “Hệ nhị phân đặt cơ sở cho sự ra đời của máy tính điện tử”.