27.1. Muốn hạt nảy mầm nhanh thì trước khi gieo hạt cần làm gì? Giải thích cơ sở khoa học của cách làm đó.
Trả lời:
- Muốn hạt nảy mầm nhanh thì nên ngâm hạt trong nước ấm, để làm mềm nhanh vỏ hạt, hạt hút nước phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ để chuẩn bị cho quá trình hô hấp xảy ra, hạt sẽ nhanh nảy mầm.
Bài tập & Lời giải
27.2. Sắp xếp các bước làm sau theo đúng tiến trình làm thí nghiệm chứng minh hô hấp ở hạt nảy mầm.
(1) Chọn những hạt chắc, không bị vỡ, không bị mọt.
(2) Cho hạt ra đĩa Petri có lót bông ẩm hoặc giấy thấm ẩm.
(3) Để đĩa trong tủ ấm hoặc nơi có ánh sáng mặt trời để hạt nảy mầm.
(4) Ngâm hạt vào nước ấm.
(5) Quan sát hiện tượng xảy ra ở cốc nước vôi trong.
(6) Đặt đĩa Petri có hạt nảy mầm cùng cốc nước vôi trong vào trong chuông A.
Đặt cốc nước vôi trong vào trong chuông B.
Xem lời giải
27.3. Các khẳng định sau đây đúng hay sai khi nói về thí nghiệm chứng minh hô hấp ở thực vật?
Xem lời giải
27.4. Nhà Hoa vừa thu hoạch lạc, Hoa chọn những củ già, chắc, bóc lấy hạt và lấy khoảng 300 g hạt chia thành hai phần bằng nhau. Một phần cất vào túi nylon hút chân không, một phần để trên đĩa và đặt trong phòng. Sau 7 ngày, Hoa thấy trên đĩa có nhiều hạt đã nảy mầm, còn trong túi nylon không có hiện tượng hạt nảy mầm.
Em hãy giải thích:
a) Thí nghiệm bạn Hoa làm và hiện tượng quan sát được chứng minh điều gì?
b) Hiện tượng hạt lạc nảy mầm liên quan đến quá trình sinh lí nào?
c) Tại sao hạt lạc để trên đĩa nảy mầm còn hạt lạc trong túi nylon thì không?
Xem lời giải
27.5. Bạn An muốn làm thí nghiệm quan sát sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Bà cho An một ít hạt ngô và dặn An để trong miếng vải. Hằng ngày tưới nước để túi vải luôn ẩm cho hạt ngô dễ nảy mầm. Khoảng ba ngày sau, khi hạt ngô đã nhú mầm, An thấy túi ngô ấm lên. Em hãy giải thích hiện tượng trên.
Xem lời giải
27.6. Tại sao trong thí nghiệm quan sát hô hấp ở hạt nảy mầm, cốc nước vôi trong ở chuông có đĩa hạt đậu nảy mầm có váng đục trên bề mặt?