Ngôn ngữ và thể thơ lục bát

Câu hỏi 11. Ngôn ngữ và thể thơ lục bát

Bài Làm:

Thể thơ lục bát có từ ca dao, tức là xuất hiện từ rất lâu trước đó, song lại chỉ trở thành hoàn mỹ khi có truyện Kiều. Truyện Kiều đã đưa thể thơ lục bát lên một tầm cao mới, với đầy đủ tính nghệ thuật, cái đẹp thiên cổ nhưng vẫn giữ được nét giản gị của nó. Sử dụng thể thơ lục bát để sáng tác tác phẩm, Nguyễn Du đã góp phần phát triển tiếng Việt, ở thời kì này là chữ Nôm, không phụ thuộc vào dòng chữ hán của Trung Quốc, tìm cho mình một hướng đi riêng nhưng đậm tính dân tộc.

Tiếng Việt trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đã tạo nên một thế giới “chữ nghĩa”, “thế giới nghệ thuật” độc đáo. Nhà văn có một “kho báu” từ vựng dồi dào, phong phú, đa dạng, xứng đáng là những khối cẩm thạch xây nên tòa lâu đài chữ nghĩa Truyện Kiều. Điều đó đã khẳng định nghệ thuật ngôn từ của truyện Kiều. Trước hết, Nguyễn Du tôn vinh cái giản dị nhưng chân thành của tiếng Việt. Nhà thơ sử dụng những từ ngữ dễ hiểu nhất, gần gũi với đời sống nhân dân nhất để viết nên những trang thơ của mình. Ông đề cao ngôn từ của người dân lao động, mà vẫn tô điểm cho nó những nét nghệ thuật đặc sắc. Với Truyện Kiều, thế giới biết hơn về một nước Việt nhân văn, biết hơn về một tiếng Việt lung linh, giàu sắc điệu, có thể diễn tả hết mọi cung bậc tình người và khả năng thu nhận, thuần hóa các thứ tiếng khác để tự làm giàu cho mình. Nguyễn Du là người mạnh bạo và thành công nhất trong việc mở cửa cho ngôn ngữ bình dân bước vào, không chỉ bước vào mà còn làm chủ lâu đài văn học trước đây vốn chỉ có ngôn ngữ kinh sách, đầy tính tượng trưng, ước lệ. guyễn Du sử dụng tiếng Việt rất sáng tạo, Nguyễn Du là một nhà “thuần hóa” điển cố, thuần hóa chữ Hán một cách thiên tài. Ông đã làm cho tiếng Việt có khả năng không chỉ đạt độ hàm súc ngang với chữ Hán mà còn có sự biểu cảm cao hơn, ít nhất trong cảm thụ của người Việt. Nguyễn Du lựa chọn những từ đã được Việt hóa và tiếp tục sáng tạo nên ngôn ngữ bình dân gần lời ăn tiếng nói trong giao tiếp hàng ngày. Vì thế, những từ: Hoa, Xuân, lan, Thu, cúc, tâm, tài, mệnh, đàn bà... đã đi vào đời sống tự nhiên nên dễ được tiếp nhận. Nhà thơ vẫn giữ những điển tích, điển cố trong tác phẩm, song không gây khó hiểu cho người đọc. Ngôn từ bình dân chính là nét đẹp nhất trong truyện Kiều. 

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: Soạn ngữ văn 11 kết nối Bài 6 Tác gia Nguyễn Du

TRƯỚC KHI ĐỌC 

Câu hỏi: Truyện Kiều của Nguyễn Du đã hòa nhập vào đời sống, sinh hoạt văn hóa của dân tộc Việt Nam. Bạn hãy nêu một trường hợp có sử dụng hình thức đố Kiều, lấy Kiều hoặc vịnh Kiều.

Xem lời giải

ĐỌC VĂN BẢN 

Câu hỏi 1. Truyền thống gia đình, dòng họ và bối cảnh thời đại Nguyễn Du 

Xem lời giải

Câu hỏi 2. Những điểm mốc quan trọng trong cuộc đời Nguyễn Du 

Xem lời giải

Câu hỏi 3. Chú ý hoàn cảnh sáng tác, nội dung cơ bản và đặc sắc về nghệ thuật của từng tập thơ.

Xem lời giải

Câu hỏi 4: Giá trị chung của thơ chữ Hán Nguyễn Du.

Xem lời giải

Câu hỏi 5. Lưu ý mối liên hệ của hai văn bản: Truyện Kiều (Nguyễn Du) và Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm Tài Nhân).

Xem lời giải

Câu hỏi 6. Chú ý nội dung cơ bản của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều. 

Xem lời giải

Câu hỏi 7. Khát vọng tình yêu và khát vọng tự do 

Xem lời giải

Câu hỏi 8. Mô hình cốt truyện của Truyện Kiều 

Xem lời giải

Câu hỏi 9. Những thành công trong nghệ thuật xây dựng nhân vật

Xem lời giải

Câu hỏi 10. Khám phá thế giới nội tâm nhân vật.

Xem lời giải

SAU KHI ĐỌC 

Câu hỏi 1. Lập niêu biểu Nguyễn Du và nêu nhận xét về cuộc đời, con người ông.

Xem lời giải

Câu hỏi 2. Bắc hành tạp lục được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nội dung chính của tập thơ là gì?

Xem lời giải

Câu hỏi 3. Nêu các giá trị cơ bản của thơ chữ Hán Nguyễn Du.

Xem lời giải

Câu hỏi 4. Tóm tắt cốt truyện Truyện Kiều ( khoảng 1 - 1,5 trang)

Xem lời giải

Câu hỏi 5. Văn bản đã phân tích những nội dung cơ bản nào của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều?

Xem lời giải

Câu hỏi 6. Nguyễn Du đã có những sáng tạo gì trên bình diện tổ chức cốt truyện và xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều?

Xem lời giải

Câu hỏi 7. Dựa vào văn bản, hãy chỉ ra những đóng góp quan trọng của Nguyễn Du đối với nền văn học dân tộc.

Xem lời giải

KẾT NỐI ĐỌC - VIẾT 

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều

Xem lời giải

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG 

Câu 1. Em hãy nêu giá trị nội dung của bài Tác gia Nguyễn Du.

Xem lời giải

Câu 2. Em hãy nêu nội dung chính của văn bản Tác gia Nguyễn Du.

Xem lời giải

Xem thêm các bài Soạn ngữ văn 11 tập 2 kết nối tri thức, hay khác:

Để học tốt Soạn ngữ văn 11 tập 2 kết nối tri thức, loạt bài giải bài tập Soạn ngữ văn 11 tập 2 kết nối tri thức đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 11.

Xem Thêm

Lớp 11 | Để học tốt Lớp 11 | Giải bài tập Lớp 11

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 11, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 11 giúp bạn học tốt hơn.