II. Những việc cần làm để có lối sống cần kiệm
1. Phân biệt lối sống cần kiệm với lối sống lười biếng, không tiết kiệm
a. Lựa chọn các từ đã cho và viết vào cột tương ứng:
(siêng năng, lãng phí, chăm chỉ, mải chơi, có kế hoạch, phí phạm, nỗ lực, chịu khó, miệt mài, chừng mực, xa hoa, sử dụng hợp lí, lười biếng, giản dị).
Cần cù |
Tiết kiệm |
||
Gần nghĩa |
Trái nghĩa |
Gần nghĩa |
Trái nghĩa |
|
|
|
|
- Đặt câu với các từ đã cho và viết các câu đó vào giấy
- Chỉ ra sự khác nhau giữa tiết kiệm và hà tiện, keo kiệt
Bài Làm:
Cần cù |
Tiết kiệm |
||
Gần nghĩa |
Trái nghĩa |
Gần nghĩa |
Trái nghĩa |
Siêng năng Chăm chỉ Nỗ lực Chịu khó Miệt mài |
Lười biếng |
Sử dụng hợp lí Có kế hoạch |
Xa hoa Phí phạm Lãng phí |
Đặt câu với các từ đã cho:
- Ngọc luôn siêng năng làm việc để giúp đỡ bố mẹ
- Lan luôn nỗ lực để đạt kết quả cao nhất trong kì thi học sinh giỏi
- Tuấn luôn miệt mài nghiên cứu công trình khoa học của mình
- Cậy nhà giàu, Hoa luôn sống xa hoa, lãng phí
- Tú luôn sử dụng hợp lí thời gian của mình trong học tập và lao động.
Sự khác nhau giữa tiết kiệm và hà tiện, keo kiệt:
- Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mực của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của gia đình.
- Hà tiện, keo kiệt là sử dụng của cải, tiền bạc một cách hạn chế quá đáng, dưới mức cần thiết.