2.6. Lập bảng phân biệt các cấp tổ chức của thế giới sống: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã.
Bài Làm:
Dấu hiệu |
Cấp tế bào |
Cấp cơ thể |
Cấp quần thể |
Cấp quần xã |
Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng |
Xảy ra ở tế bào, là chuỗi các phản ứng enzyme trong tế bào theo hướng tổng hợp chất sống hoặc phân giải chất sống tạo năng lượng cho tế bào. |
Xảy ra ở cơ thể, trong các hệ cơ quan của cơ thể. Ví dụ ở thực vật là quá trình quang hợp, hô hấp,…; ở động vật là quá trình tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn,… |
Xảy ra ở quần thể, đây chính là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài trong kiếm ăn, sinh sản, tự vệ. |
Xảy ra ở quần xã, biểu hiện ở mối quan hệ giữa các sinh vật trong chuỗi, lưới thức ăn. Đây chính là dòng vật chất và năng lượng trong quần xã. |
Sinh trưởng và phát triển |
Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của tế bào. |
Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cơ thể. |
Các kiểu sinh trưởng của quần thể. |
Các giai đoạn diễn thế sinh thái. |
Sinh sản |
Phân chia tế bào tạo ra các tế bào mới. |
Sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính hình thành cơ thể mới. |
Cơ chế điều hòa mật độ quần thể đảm bảo sức sinh sản của quần thể. |
Khả năng sinh sản của mỗi quần thể trong quần xã được duy trì nhờ khống chế sinh học. |
Khả năng điều chỉnh và cân bằng |
Nhân tế bào là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào, đảm bảo cho mỗi tế bào là một khối thống nhất. |
Cơ chế cân bằng nội môi thông qua tác dụng của các chất hóa học hay các xung điện mà cơ thể được điều chỉnh và cân bằng. |
Thông qua các mối quan hệ, sự tương tác giữa các cá thể trong quần thể mà quần thể được điều chỉnh và cân bằng. |
Thông qua các mối quan hệ, sự tương tác giữa các quần thể trong quần xã mà quần xã được điều chỉnh và cân bằng. |