8. Làm việc theo nhóm để lập dàn ý cho các đề văn sau, sau đó đại diện các nhóm phát biểu trước lớp:
Đề 1: Vì sao nhà văn Nguyễn Ái Quốc lại đặt nhan đề cho truyện ngắn của mình là Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu mà không phải là Va-ren và Phan Bội Châu?
Đề 2: Vì sao có thể nói đoạn kết với chi tiết về lời quả quyết của anh lính dõng An Nam và phần T.B (tái bút) với lời quả quyết của nhân chứng thứ hai đã làm tăng giá trị cho văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
Đề 3: Em thích chi tiết nào nhất trong văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu? Vì sao?
Bài Làm:
Đề 1:
1. Mở bài:
- Giới thiệu về Nguyễn Ái Quốc.
- Giới thiệu qua về văn bản, dẫn dắt đến vấn đề tại sao Nguyễn Ái Quốc lại đặt tên nhan đền là Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu?
2. Thân bài:
Giải thích từ ngữ:
- Lố: là tính từ, chỉ sự không hợp lẽ thường của người đời một cách quá đáng, đến mức đáng cười chê.
- Trò lố: trò bày ra , không hợp lẽ thường.
Trình bày những trò mà Va-ren bày ra:
- Hứa chăm sóc Phan Bội Châu khi sang nhậm chức toàn quyền Đông Dương.
- Va-ren nói với Phan Bội Châu:"Tôi đem tự do đến cho ông đây".
- Va-ren khuyên Phan Bội Châu phản bội lại lí tưởng của mình, để cộng tác với người Pháp.
=> Lời hứa này thực chất là một trò lố.
Sự mơn trớn, vuốt ve và lời khuyên của Va-ren đối với Phan Bội Châu cũng đều là những trò lố bịch, đáng khinh bỉ.
Giải thích vì sao những trò của Va-ren là trò lố.
Lời hứa của Va-ren thực chất là sự dối trá, hứa để ve vuốt, trấn an nhân dân Việt Nam đang đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu.
3. Kết bài
- Khẳng định những việc Va-ren làm chẳng khác gì trò cười, bị mỉa mai, châm biếm.