Câu 1: Mĩ thuật gồm những lĩnh vực nào:
- A. Mĩ thuật tạo hình.
- B. Mĩ thuật ứng dụng.
- C. Mĩ thuật điêu khắc, kiến trúc.
-
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 2: Thể loại nào sau đây không thuộc mĩ thuật ứng dụng:
- A. Thiết kế công nghiệp.
- B. Thiết kế thời trang.
-
C. Đồ tranh in.
- D. Thiết kế đồ họa.
Câu 3: Hội họa là:
-
A. Nghệ thuật sử dụng các yếu tố tạo hình như: chấm, nét, hình, khối màu sắc,…để phản ánh hiện thực cuộc sống trên mặt phẳng hai chiều.
- B. Là nghệ thuật sử dụng các kĩ thuật đục, chạm, nặn,…trên những chất liệu như gỗ, đá, đất,…để tạo những tác phẩm mĩ thuật trong không gian ba chiều.
- C. Là nghệ thuật sử dụng kĩ thuật in để tạo nên nhiều bản tác phẩm như tranh khắc, tranh in lưới,..
- D. Gắn với các sản phẩm như trang phục, bìa sách, đồ lưu niệm, bao bì sản phẩm,…
Câu 4: Đặc điểm nhận biết của mĩ thuật là:
- A. Hình.
- B. Màu.
- C. Khối.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5: Những tác phẩm trong lĩnh vực mĩ thuật tạo hình thường sử dụng yếu tố và nguyên lí tạo hình:
- A. Đường nét, hình khối.
- B. Màu sắc.
- C. Bố cục.
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 6: Trang phục, bìa sách, đồ lưu niệm, bao bì, sản phẩm, đồ dùng,…là những sản phẩm mĩ thuật trong lĩnh vực:
- A. Mĩ thuật tạo hình.
-
B. Mĩ thuật ứng dụng.
- C. Thiết kế công nghiệp.
- D. Thiết kế đồ họa.
Câu 7: Tác phẩm nào không thuộc đồ họa tranh in:
- A. Tranh khắc gỗ.
- B. Tranh in lưới.
-
C. Bìa sách.
- D. Tranh in đá.
Câu 8; Những tác phẩm trong lĩnh vực mĩ thuật tạo hình thể hiện:
- A. Khát vọng của tác giả trong cuộc sống.
-
B. Ý tưởng, quan điểm của người nghệ sĩ trước thiên nhiên, cuộc sống.
- C. Sáng tạo của tác giả trong lĩnh vực công nghiệp và cuộc sống.
- D. Những suy tư của tác giả về hiện thực cuộc sống.
Câu 9: Hình thức nào không được dùng để thực hiện tác phẩm mĩ thuật điêu khắc:
- A. Chạm.
- B. Nặn.
- C. Gò.
-
D. Chấm.
Câu 10: Đồ họa tranh in chỉ tạo ra một bản duy nhất gọi là:
- A. Tranh in đá.
- B. Khắc gỗ.
-
C. Đồ họa tranh in độc bản.
- D. Tranh in lưới.
Câu 11: Nghệ thuật sử dụng các kĩ thuật đắp, gò, nặn, chạm, đục,…trên những chất liệu gỗ, đá, đất,…là:
- A. Đồ họa tranh in.
-
B. Điêu khắc.
- C. Hội họa.
- D. Phù điêu.
Câu 12: Phù điêu là thể loại:
-
A. Mĩ thuật tạo hình.
- B. Mĩ thuật ứng dụng.
- C. Thiết kế đồ họa.
- D. Thiết kế công nghiệp.
Câu 13: Tranh sơn mài Tát nước đồng chiêm (Trần Văn Cẩn, 1958) thuộc thể loại mĩ thuật tạo hình:
- A. Đồ họa tranh in.
-
B. Hội họa.
- C. Thiết kế đồ họa.
- D. Thiết kế công nghiệp.
Câu 14: Khuyên tai đa chất liệu là:
- A. Thiết kế đồ họa.
- B. Thiết kế công nghiệp.
-
C. Thiết kế thời trang.
- D. Mĩ thuật tạo hình.
Câu 15: Tranh cổ động Chiến dịch Điện Biên Phủ vĩ đại đã toàn thắng (Nguyễn Bích, 1953-1954) thuộc thể loại:
- A. Thiết kế công nghiệp.
-
B. Thiết kế đồ họa:
- C. Đồ họa tranh in.
- D. Phù điêu.
Câu 16: Phù điêu gò đồng Những người khởi nghĩa (Trần Thị Hồng, 1984) thuộc tác phẩm mĩ thuật:
- A. Thiết kế công nghiệp.
-
B. Điêu khắc.
- C. Đồ họa tranh in.
- D. Kiến trúc.
Câu 17: Tranh khắc gỗ màu Ngày chủ nhật (Nguyễn Tiến Chung, 1960) thuộc thể loại mĩ thuật tạo hình:
- A. Điêu khắc.
- B. Hội họa.
-
C. Đồ họa tranh in.
- D. Phù điêu.
Câu 18: Bìa Sách giáo khoa Mĩ thuật thuộc thể loại mĩ thuật tạo hình:
-
A. Thiết kế đồ họa.
- B. Hội họa.
- C. Đồ họa tranh in.
- D. Thiết kế công nghiệp.
Câu 19: Tượng đài Ba Tơ thuộc thể loại mĩ thuật tạo hình:
- A. Phù điêu.
-
B. Điêu khắc.
- C. Kiến trúc.
- D. Hội họa.