Câu 1: Loại nhạc cụ truyền thống độc đáo ở vùng núi phía Bắc là:
- A. Sáo.
-
B. Khèn.
- C. Trống cơm.
- D. Đàn Tơ-rưng.
Câu 2: Đâu không phải là một tên gọi khác của khèn:
- A. Ma nhí.
-
B. Chiêng.
- C. Kềnh.
- D. Đinh năm.
Câu 3: Bài hát Mưa rơi (sưu tầm, ghi âm Tô Ngọc Thanh) thuộc dân ca gì?
-
A. Khơ-mú.
- B. Nam Bộ.
- C. Quan họ Bắc Ninh.
- D. Trung Bộ.
Câu 4: Bài hát Mưa rơi (dân ca Khơ-mú) có giai điệu như thế nào?
- A. Vui tươi, lạc quan.
- B. Nhẹ nhàng, trầm lắng.
- C. Trong sáng.
- D. Hào hứng, sôi nổi.
Câu 5: Bài hát Mưa rơi (dân ca Khơ-mú) được chia thành mấy đoạn:
-
A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
Câu 6: Loại nhạc cụ luôn gắn liền với khung ảnh làng quê thanh bình của Việt Nam là:
-
A. Sáo trúc.
- B. Khèn.
- C. Đàn bầu.
- D. Đàn tranh
Câu 7: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sáo trúc:
-
A. Là nhạc cụ hơi phổ biến trong đời sống hằng ngày của các dân tộc Tây Bắc.
- B. Sáo được làm bằng ống trúc hoặc ống nứa.
- C. Sáo trúc có âm thanh trong trẻo, tươi sáng.
- D. Sáo có thể biểu diễn độc tấu, hòa tấu, đệm hát, ngâm thơ.
Câu 8: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về các lễ hội truyền thống của cư dân một số vùng đồng bằng ven sông Hồng:
- A. Thường được tổ chức vào dịp đầu xuân.
- B. Trong lễ hội, con người cầu cho mưa thuận, gió hòa, cuộc sống ấm no.
-
C. Các lễ hội truyền thống của cư dân một số vùng đồng bằng ven sông Hồng thuộc đồng bằng Nam Bộ.
- D. Theo quan niệm dân gian, trong lễ hội nếu ai lấy được những vật dâng tế như bông lúa, bông hoa thì quanh năm sẽ gặp may mắn, làm ăn tấn tới.
Câu 9: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về nhạc cụ khèn:
- A. Gồm nhiều ống có lưỡi lam được ghép với nhau qua một bầu cộng hưởng. Khi thổi, hơi đi qua lưỡi lam sẽ tạo thành âm thanh.
-
B. Là nhạc cụ đơn âm, nên không thể độc tấu, hòa tấu hay đệm cho hát hoặc múa.
- C. Là nhạc cụ hơi có từ lâu đời ở Việt Nam.
- D. Thường được sử dụng trong sinh hoạt cộng đồng.
Câu 10: Vì sao sáo có âm thanh trong trẻo, tươi sáng, diễn tả được nhiều tính chất âm nhạc khác nhau?
-
A. Cấu tạo của sáo gồm 1 lỗ thổi và nhiều lỗ bấm.
- B. Sáo là nhạc cụ hơi.
- C. Sáo được làm bằng ống trúc.
- D. Sáo được làm bằng ống nứa.
Câu 11: Bài hát Mưa rơi (dân ca Khơ-mú) có tiết tấu như thế nào?
- A. Nhanh.
- B. Chậm.
- C. Vừa phải.
-
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 12: Hình ảnh nào không có trong bài Mưa rơi (dân ca Khơ-mú):
- A. Búp chen lá trên cành.
- B. Rừng đẹp chăm hoa lung linh theo gió.
-
C. Hương rừng thoáng đưa hồn say sưa.
- D. Đầu sàn có đôi chim cu đua nhau gáy.
Câu 13: Đâu không phải là một nhạc cụ dân tộc?
- A. Đàn nguyệt.
-
B. Piano.
- C. Sáo trúc.
- D. Nhị.
Câu 14: Ý nghĩa của nhạc cụ khèn đối với người dân tộc là:
- A. Là một loại nhạc cụ truyền thống độc đáo vùng núi phía Bắc.
- B. Được sử dụng trong các ngày lễ tết, lễ hội,...
- C. Thông qua tiếng khèn, đồng bào dân tộc muốn gửi gắm tấm lòng mình đến cộng đồng, thiên nhiên hùng vĩ,...
-
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 15: Khèn không phải là nhạc cụ được sử dụng trong sinh hoạt cộng đồng của người:
- A. Người Thái.
- B. H’Mông.
-
C. Kinh.
- D. Thái.
Câu 16: Đâu là một loại nhạc cụ của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên:
- A. Sáo trúc.
- B. Nhị.
- C. Đàn tơ-rưng.
- D. Khèn.
Câu 17: Bài hát Mưa rơi là bài hát của dân tộc Khơ-mú. Dân tộc này sinh sống ở một số địa phương vùng núi Tây Bắc, nhưng tập trung chủ yếu ở:
-
A. Yên Bái.
- B. Sơn La.
- C. Điện Biên.
- D. Lai Châu.
Câu 18: Khi hát bài Mưa rơi, cần chú ý điều gì?
- A. Thể hiện giọng hát vui tươi, trong sáng.
- B. Sắc thái to – nhỏ phù hợp với các câu hát.
-
C. Cả A và B đều đúng.
- D. Cả A và B đều sai.
Câu 19: Cụm từ không được dùng để miêu tả nét đặc sắc trong âm thanh của tiếng sao là:
- A. Du dương.
-
B. Khè khè.
- C. Réo rắt.
- D. Mênh mang tạo cảm giác yên bình.