[KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 8: Khác biệt và gần gũi (Đọc hiểu và thực hành tiếng việt)

Bài tập 4. Đọc lại văn bản Xem người ta kia! (từ Từ khi biết nhìn nhận đến trong mỗi con người) trong SGK (tr. 55) và trả lời các câu hỏi:

1. Trong đoạn trích, người viết đã nêu những bằng chứng để làm rõ điều gì? Những bằng chứng đó được lấy từ đầu?

2. Em hiểu như thế nào về câu “Chỗ giống nhau nhất của mọi người trên thế giannày là... không ai giống ai cả”?

3. Em phải làm gì khi hiểu được rằng: “Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người.”

4.Qua đoạn trích, em rút ra được bài học gì về cách dùng bằng chứng khi viết bài nghị luận?

5. Trong câu “Người ta thường nói học trò “nghịch như quỷ? ai ngờ “quỷ” cũng là cả một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào!? theo em, có thể thay thành ngữ nghịch như quỷ bằng những từ ngữ khác được không? Vì sao?

Bài Làm:

1. Trong đoạn trích, người viết đã nêu lên những bằng chứng để làm rõ một ý kiến: mọi người xung quanh ta, ai cũng có nét riêng, khác biệt. Những bằng chứng đó được lấy từ thực tế cuộc sống, cụ thể ở đây là các bạn trong lớp học.

2. Câu “Chỗ giống nhau nhất của mọi người trên thế gian này là... không ai giống đi cả” có thể hiểu: trên thế gian này, mỗi người đều có nét riêng, không ai giống ai, và đó là chuyện phổ biến.

3. Khi hiểu được rằng: “Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người”, chúng ta cần biết phát triển năng lực, sở thích, cá tính của mình theo hướng tích cực, để vừa biết hoà đồng với mọi người, vừa khẳng định mạnh mẽ giá trị của bản thân.

4. Bài nghị luận muốn có sức thuyết phục, phải có lí lẽ và bằng chứng. Qua đoạn trích, ta thấy, bằng chứng để đưa vào bài nghị luận bàn về một hiện tượng (vấn đề) đời sống phải là những gì có trong thực tế, tiêu biểu, phù hợp với hiện tượng (vấn đề) được bàn luận.

5.Trong câu “Người ta thường nói học trò “nghịch như quỷ? ai ngờ “quy” cũng là cả một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào!”, thành ngữ nghịch như quỷ được dùng rất đắt. Nó vừa cho biết mức độ nghịch ngợm của học trò, đồng thời khiến ta liên hệ tới câu nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò. Cho nên, khó có thể tìm được từ ngữ nào thay thế thành ngữ nghịch như quỷ trong câu trên.

Xem thêm Bài tập & Lời giải

Trong: [KNTT] Giải SBT Ngữ văn 6 bài 8: Khác biệt và gần gũi (Đọc hiểu và thực hành tiếng việt)

Bài tập 1:

1. Mẹ muốn con phải giống những người như thế nào? Điều đó có cần thiết không? Vì sao?

2.Những bằng chứng nào trong văn bản cho thấy, bên cạnh những nét giống nhau, con người còn có những nét riêng, khác biệt? Sự khác biệt như vậy có ý nghĩa gì?

3. Giá trị của mỗi cá nhân là ở những điều giống người khác hay ở những nét riêng của bản thân?

4. Theo em, người viết muốn khẳng định ý nghĩa của sự giống nhau hay khác nhau giữa mọi người?

5. Là một học sinh đang trong quá trình học tập để phát triển bản thân, em suy nghĩ gì về những điều gợi ra từ văn bản?

Xem lời giải

Bài tập 2. Đọc lại văn bản Hai loại khác biệt trong SGK (tr. 58 - 60) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:

1. Người viết gọi sự khác biệt do bản thân mình và số đông học sinh trong lớp tạo ra là “sự khác biệt vô nghĩa” là vì:

A. Đó là sự khác biệt không có giá trị

B. Đó là sự khác biệt thường tình

C. Đó là sự khác biệt có tính chất hài hước

D. Đó là sự khác biệt không nghiêm túc

2. Lí do người viết gọi sự khác biệt do 1 tạo ra là Sự khác biệt có ý nghĩa”:

A. Vì sự khác biệt ấy khiến người khác ngạc nhiên

B. Vì sự khác biệt ấy được tạo nên bởi một cá nhân

C. Vì sự khác biệt ấy cho thấy nhận thức và bản lĩnh của một cá nhân

D.Vì sự khác biệt ấy khiến người khác không thể làm theo

3.. Thái độ của người viết đối với “sự khác biệt có ý nghĩa” qua cách thể hiện của J:

A. Không quan tâm vì không phải là điều mình thích

B. Kinh ngạc vì thấy J không giống ai

C. Ngạc nhiên và nể phục

D. Xem thường vì J chẳng có biểu hiện gì nổi bật

4. Câu “Trong 24 tiếng đồng hồ đó, cái nhìn của tôi về J đã hoàn toàn thay đổi; tất cả chúng tôi đều nhận thấy điều đó.” có trạng ngữ chỉ:

A. Địa điểm

B. Điều kiện

C. Nguyên nhân

D. Thời gian

Xem lời giải

Bài tập 3. Đọc đoạn trích sau và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:

Mẹ tôi không phải không có lí khi đòi hỏi tôi phải lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo. Trên đời, mọi người giống nhau nhiều điều lắm. Ai chẳng muốn thông minh, giỏi giang? Ai chẳng muốn được tin yêu, tôn trọng? Ai chẳng muốn thành đạt? Thành công của người này có thể là niềm ao ước của người kia. Vì lẽ đó, xưa nay, không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng. Mẹ muốn tôi giống người khác, thì “người khác” đó trong hình dung của mẹ nhất định phải là người hoàn hảo, mười phân vẹn mười.

(Lạc Thanh, Xem người ta kìa!, Ngữ văn 6, tập hai, Sđd, tr. 54)

1. Đoạn trích trên đây được sử dụng để:

A. Kể một câu chuyện

B. Trình bày một ý kiến

C. Bộc lộ một cảm xúc

D. Nói về một trải nghiệm

2. Trong đoạn trích, người viết chủ yếu sử dụng:

A. Lí lẽ

B. Bằng chứng

C. Lí lẽ và bằng chứng

3. Mẹ muốn con phải noi gương những người:

A. Đẹp đẽ

B. Có sức khoẻ

C.Thông minh

D. Toàn vẹn, không có khiếm khuyết

4.. “Vì lẽ đó, xưa nay, không ít người tự vượt lên chính mình nhờ noi gương những cá nhân xuất chúng” là một câu có:

A. Một trạng ngữ vừa chỉ nguyên nhân vừa dùng để liên kết với câu trước, một trạng ngữ chỉ thời gian

B. Một trạng ngữ chỉ nguyên nhân, một trạng ngữ chỉ điều kiện

C. Một trạng ngữ chỉ địa điểm, một trạng ngữ chỉ thời gian

D. Một trạng ngữ chỉ điều kiện, một trạng ngữ chỉ thời gian

Xem lời giải

Bài tập 5. Đọc lại văn bản Hai loại khác biệt (từ Điều tôi học được từ bài tập này đến không nể phục cậu) trong SGK (tr. 60) và trả lời các câu hỏi:

1. Trong đoạn trích, người viết chủ yếu nói về cách thể hiện sự khác biệt của đối tượng nào? Đối tượng đó đã thể hiện sự khác biệt ra sao? Điều ấy trái ngược với sự lựa chọn của ai?

2. Nhân vật “tôi” đã rút ra được kết luận gì từ hành vi của số đông các bạn trong lớp (trong đó có bản thân mình) và hành vi của J? Dựa vào đâu em biết được điều đó?

3. Số đông các bạn trong lớp đều chọn “sự khác biệt vô nghĩa” trong khi chỉ một bạn duy nhất chọn “sự khác biệt có ý nghĩa” Hiện tượng đó gợi cho em suy nghĩ gì?

4. Nhân vật “tôi” tỏ thái độ như thế nào đối với từng sự khác biệt được nói đến trong đoạn trích?

5. Vấn đề được bàn trong đoạn trích có ý nghĩa đối với em và các bạn của em hiện nay không? Vì sao?

6. Ở câu: “Trong 24 tiếng đồng hồ đó, cái nhìn của tôi về J đã hoàn toàn thay đổi; tất cả chúng tôi đều nhận thấy điều đó.”, những từ ngữ in đậm trong câu là thành phần gì? Nếu bỏ thành phần ấy, nghĩa của câu sẽ thay đối như thế nào?

Xem lời giải

Bài tập 6. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Bạn đã bao giờ cười chê một người có khiếm khuyết chưa? Bất cứ ai được hỏi như thế, hẳn chẳng dám trỏ lời rằng chưa. Chê bai người khác là một nhược điểm phổ biến trong tính cách con người. Tuy nhiên, đây không phải là điều quá nghiêm trọng, và càng không phải là “căn bệnh” hết cách chữa. Lòng nhân ái, sự cảm thông, ấy là phương thuốc hữu hiệu để trị căn bệnh này. Thật vậy, khi mà khả năng yêu thương, đồng cảm, chia sẻ đối với người khác dán dần được bói đắp trong ta, khi ta biết đặt mình vào hoàn cảnh người khác để nghĩ suy và thức tỉnh, thì lúc ấy, tiếng cười ngạo mạn vô lối sẽ không có lí do gì để bật ra.

(Minh Đăng, Tiếng cười không muốn nghe, Ngữ văn 6, tập hai, Sđd, tr. 75)

1. Câu thứ nhất và câu thứ hai trong đoạn có quan hệ như thế nào về ý nghĩa?

2. Ở đoạn trích trên, người viết chủ yếu dùng lí lẽ hay bằng chứng để bàn luận về vấn đề?

3. Em hiểu như thế nào về câu “Ché bai người khác là một nhược điểm phổ biến trong tính cách con người”? Câu này có ý nghĩa gì với mỗi cá nhân?

4. Vì sao người viết cho rằng cười nhạo người khác không phải là điều quá nghiêm trọng và càng không phải là “căn bệnh” hết cách chữa?

5. Theo tác giả,"phương thuốc” hữu hiệu để trị “căn bệnh” cười nhạo người khác là gì? Hãy nêu ý kiến của em về “phương thuốc” đó.

6. Vì sao trong câu “Chê bai người khác là một nhược điểm phổ biến trong tính cách con người”, không thể dùng từ yếu điểm thay cho từ nhược điểm?

7. Trong câu “Lòng nhân ái, sự cảm thông, ấy là “phương thuốc” hữu hiệu để trị “căn bệnh” này”, theo em, có thể thay từ phương thuốc bằng từ nào mà ý nghĩa của câu vẫn không thay đổi?

Xem lời giải

Bài tập 7. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Trong cuộc sống, giữa người này với người kia không chỉ có sự khác biệt mà còn có những nét gần gũi, tương đồng. Bên cạnh sự tương đồng về đặc điểm sinh lí (đói cần phải ăn, khát cần phải uống,...), con người còn có những điểm giống nhau về tâm lí, về tinh thần. Sinh ra trên đời, có ai không muốn khoẻ mạnh, thông minh? Có ai không muốn cuộc đời hạnh phúc và sự nghiệp thành công? Có ai không thích cái đẹp? Có ai không muốn được tôn trọng?... Tuy nhiên, những khao khát chính đáng ấy không phải bao giờ cũng được thoả mãn. Thực tế, có nhiều người rơi vào hoàn cảnh bất hạnh. Ốm đau, mất việc, thiếu thốn, thất bại,... là những điều từng xảy ra đối với bao người xung quanh ta. Hễ ai lâm vào cảnh ngộ như thế cũng sẽ cảm thấy khốn khổ và muốn được sẻ chia, đồng cảm, cần được giúp đỡ về vật chất và tinh thần.

(Theo Phan Huy Dũng (Chủ biên), Để làm tốt bài thi môn Ngữ văn kì thi trung học phổthông quốc gia - phần nghị luận xã hội, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2016, tr. 93)

1. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết tính chất nghị luận trong đoạn trích trên?

2. Vấn đề gì được tập trung bàn luận trong đoạn trích?

3. Theo tác giả, con người có sự tương đồng về những mặt nào? Sự tương đồng về mặt nào mới là quan trọng?

4. Khi nêu vấn đề: “Trong cuộc sống, giữa người này với người kia không chỉ có sự khác biệt mà còn có những nét gần gũi, tương đồng”, người viết dùng lí lẽ để nêu ý kiến. Ý kiến đó có sức thuyết phục không?

5. Đọc đoạn trích, em rút ra được điều gì giúp bản thân biết ứng xử đúng đắn trong cuộc sống?

6. Trong câu “Bên cạnh sự tương đồng về đặc điểm sinh lí (đói cần phải ăn, khát cần phải uống,...), con người còn có những điểm giống nhau về tâm lí, về tinh thần”, có thể hoán đổi vị trí hai từ tương đồng và giống nhau ở câu trên được không? Vì sao?

7. Nếu đổi hết tất cả các câu hỏi trong đoạn thành câu khẳng định, ví dụ: “Sinh ra trên đời, có ai không muốn khoẻ mạnh, thông minh?” đổi thành “Sinh ra trên đời, ai cũng muốn khoẻ mạnh, thông minh.” thì theo em, khả năng tác động đến người đọc của đoạn trích có bị giảm đi không?

Xem lời giải

Bài tập 8. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Khi bắt đầu đi học, bao nhiêu điều mới mẻ, tuyệt vời sẽ đến với cháu. Nhưng không phải tất cả đều hoàn hảo cả, cháu ạ. Cháu - cũng như bao cô cậu học trò trạc tuổi của cháu - rất có nguy cơ sẽ gặp phải những kẻ hay bắt nạt ở trường, và cả trong những lúc khác nhau của cuộc đời mình nữa. Việc ông cháu mình cùng học cách

2. Theo thông tin trong đoạn trích, chuyện bắt nạt thường xảy ra với ai, ở đâu?

3. Đoạn trích nói về những kẻ bắt nạt hay cách đối phó khi bị bắt nạt? Những câu nào giúp em nhận ra điều đó?

4. Vì sao tác giả cho rằng tránh xa những kẻ bắt nạt không phải là hèn nhát mà là khôn ngoan?

5. Theo lời khuyên của người ông đối với cháu, khi bị bắt nạt, cách ứng xử tốt nhất là gì? Phân tích tác dụng tích cực của cách ứng xử ấy.

6. Em có thể rút ra bài học cho bản thân từ những điều được bàn trong đoạn trích không? Vì sao?

7.Sau đây là những câu biến đổi cấu trúc so với câu gốc trong đoạn trích:

- Trường hợp thứ nhất:

+ Câu trong đoạn trích: Lá thư này không chỉ dành riêng cho cháu, mà còn cho cả bố mẹ cháu nữa.

+ Câu biến đổi cấu trúc: Lá thư này không chỉ dành riêng cho bố mẹ cháu, mà còn cho cả cháu nữa.

- Trường hợp thứ hai:

+ Câu trong đoạn trích: Thầy cô giáo cũng có thể giúp cháu, nhưng bố mẹ cháu chính là người phải biết trước tiên.

+ Câu biến đổi cấu trúc: Bố mẹ cháu cũng có thể giúp cháu, nhưng thầy cô giáo chính là người phải biết trước tiên. Có thể dùng những câu đã thay đổi cấu trúc để thay thế cho câu gốc trong đoạn trích được không? Vì sao?

Xem lời giải

Bài tập 9. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Dù muốn hay không, hình ảnh của ta cũng luôn luôn hiện ra trong mắt “người khác” “Người khác” có thể là cha mẹ, ông bà, anh chị em ta; là bạn thân của ta hoặc thậm chí một người còn xa lạ. Bất kể đó là ai, thì cái nhìn của họ vào ta bao giờ cũng hàm chứa một thái độ. Từ ánh mắt buồn của mẹ, cần nhạy cảm mà hiểu rằng, ta đã làm điều gì đó không phải, đã khiến mẹ phiền lòng. Từ ánh mắt nghiêm khắc của thầy cô, hãy nghĩ đến những khuyết điểm mà ta chưa nghiêm túc sửa chữa. Phải thật tinh tế, mới có thể nhận thấy rất nhiều điều từ ánh mắt người khác. Có thể là niềm tin yêu. Có thể là sự đồng cảm, sẻ chia. Có thể là sự khích lệ, cổ vũ. Có thể là nỗi hoài nghi hay trách móc... Có nhận ra thái độ của người khác, ta mới biết lời mình nói, việc mình làm hay đở đúng sai thế nào để điều chỉnh. Thông thường, tự đánh giá mình dễ rơi vào tình trạng chủ quan, sai lệch. Vì vậy, muốn hiểu mình hơn, cần chú ý thêm cái nhìn của người khác đối với mình.

1. “Người khác” mà đoạn trích nói đến gồm những ai?

2. Tác giả cho rằng: cái nhìn của người khác hàm chứa một thái độ. Những bằng chứng nào được sử dụng để chứng minh điều đó?

3. Ánh mắt của người khác thường hàm chứa những thái độ gì? Vấn đề này liên quan đến văn bản nào em đã được đọc ở bài 8 Khác biệt và gần gũi?

4. Từ ta mà người viết sử dụng trong đoạn trích giúp em hiểu được điều gì?

5. Vì sao muốn hiểu mình hơn thì cần chú ý thêm cái nhìn của người khác đối với mình?

6. Có nhận ra thái độ của người khác, ta mới biết lời mình nói, việc mình làm hay dở đúng sai thế nào để điều chỉnh. Em có đồng ý với ý kiến này không? Vì sao?

7. Có thể hoán đổi vị trí của hai từ nghiêm khắc và nghiêm túc ở câu sau được không? Vì sao? Từ ánh mắt nghiêm khắc của thầy cô, hãy nghĩ đến những khuyết điểm mà ta chưa nghiêm túc sửa chữa.

8. Gọi tên thành phần được in đậm trong câu sau và nêu chức năng của nó: Dù muốn hay không, hình ảnh của ta cũng luôn luôn hiện ra trong mắt “người khác”

Xem lời giải

Xem thêm các bài Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức tập 1

 
 
 

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức tập 2

 
 

Lớp 6 | Để học tốt Lớp 6 | Giải bài tập Lớp 6

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 6, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 6 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 6 - cánh diều

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - chân trời sáng tạo

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Lớp 6 - kết nối tri thức

Giải sách giáo khoa

Giải sách bài tập

Trắc nghiệm

Tài liệu & sách tham khảo theo chương trình giáo dục cũ