Bài tập & Lời giải
Bài tập 1. Đọc lại văn bản Thạch Sanh trong SGK (tr. 26 - 29) và trả lời các câu hỏi:
1. Hai đoạn đầu của truyện (từ Ngày xưa đến sống chung với mẹ con Lý Thông) cho biết những thông tin gì?
2. Hãy nêu những việc chính mà Thạch Sanh đã làm. Do đâu mà một số hành động của Thạch Sanh làm cho truyện trở nên hấp dẫn?
3. Cách đối xử của Lý Thông với Thạch Sanh thể hiện qua những ý nghĩ và việc làm nào? Em hãy chọn một số từ ngữ để nói về bản chất nhân vật Lý Thông.
4. Theo em, những cơn vật và đồ vật có tính chất kì ảo đóng vai trò gì trong truyện Thạch Sanh?
5. Nghĩa của từ đau đớn ở hai trường hợp sau khác nhau thế nào?
a. Một hôm công chúa đang ngồi trên lầu cao bỗng bị một con đại bàng khổng lồ bay đến quắp đi. [...] Nhà vua vô cùng đau đớn, bèn sai Lý Thông đi tìm, hứa sẽ gả công chúa và nhường ngôi cho.
b. Mũi tên trúng vào cánh đại bàng. Nó đau đớn, quằn quại nhưng gắng sức bay về đến hang trong núi sâu.
Xem lời giải
Bài tập 2. Đọc lại văn bản Cây khế trong SGK (tr. 32 - 34) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
1. Trong việc chia gia tài, người anh đã tỏ ra như thế nào?
A. Thương em
B. Công bằng
C. Tham lam và ích kỉ
D. Độc ác
2. Quaviệc may túi theo lời chim dặn và được chim đưa đi lấy vàng ở đảo xa, người em đã thể hiện:
A. Là một người dại dột
B. Là một người có khao khát giàu sang
C. Là một người ham được đi đây đi đó
D. Là một người trung thực
3.Việc người anh bị rơi xuống biển cùng bao nhiêu vàng bạc châu báu lấy được là kết quả tất yếu của:
A. Sự tham lam
B. Thời tiết không thuận lợi
C. Sự trả thù của chim
D. Quãng đường chim phải bay xa xôi quá
4.Dòng nào sau đây đúng với ý nghĩa có thể rút ra từ truyện “Cây khế”.
A. Tham một miếng, tiếng cả đời
B. Tham một bát bỏ cả mâm
C.Tham thì thâm
D. Tham vàng bỏ ngãi
5. Từ nghe trong câu “Hai vợ chồng nghe lời chim may một túi vải, bề đọc bề ngang vừa đúng ba gang” có nghĩa là:
A. Thu nhận bằng tai những lời chim nói
B. Làm đúng theo lời chim
C. Chấp nhận điều chim nói
D. Tán thành điều chim nói
Xem lời giải
Bài tập 3. Đọc lại văn bản Vua chích choè trong SGK (tr. 36 - 41) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:
1. Trong bữa tiệc vua mở ra để chọn phò mã, công chúa không những từ chối hết người này đến người khác, mà còn chế giễu, nhạo báng họ. Điều đó chứng tỏ công chúa là một người:
A. Quá xinh đẹp
B. Rất thông minh
C. Tự cho mình tài giỏi
D. Kiêu ngạo và ngông cuồng
2. Vua quyết định gả công chúa cho người hát rong là để:
A. Trừng phạt thói kiêu ngạo và ngông cuồng của công chúa
B. Cho công chúa được trải nghiệm một cuộc sống mới
C. Thử thách công chúa
D. Giáo dục công chúa
3.Người hát rong (cũng chính là Vua chích choè) muốn công chúa trải qua những thiếu thốn, khổ cực nhằm mục đích:
A. Trả thù công chúa, vì nàng đã giễu cợt mình trước mặt mọi người
B. Để công chúa thấu hiểu cuộc sống của người bình thường
C. Uốn nắn tính cách của công chúa, để nàng trở thành người vợ hiền thục
D. Để công chúa dần dần chấp nhận cuộc sống nghèo hèn
4. Toàn bộ những thử thách mà Vua chích choè dành cho công chúa xuất phát từ:
A. Tấm lòng nhân hậu
B. Tình yêu đối với công chúa
C. Quyền uy của một ông vua
D. Sự nghiêm khắc của một người chồng
5. Cuối cùng, công chúa được Vua chích choè chấp nhận là vì:
A. Nàng rất xinh đẹp.
B. Nàng rất thông minh.
C. Nàng vốn là con vua,
D. Nàng biết hối hận trước những điều sai trái mình đã làm.
Xem lời giải
Bài tập 4. Đọc lại văn bản Sọ Dừa trong SGK (tr. 48 - 51) và trả lời các câu hỏi:
1. Căn cứ vào đâu để phân biệt lời người kể chuyện, lời nhân vật trong bản kể Sọ Dừa?
2. Những chi tiết kì ảo nào gắn với nhân vật Sọ Dừa? Nêu thêm một số chi tiết kì ảo trong truyện.
3. Phân loại các nhân vật trong truyện theo tiêu chí tốt, xấu. Nêu những biểu hiện tốt hay xấu của một nhân vật do em chọn.
4. Khi Sọ Dừa mang đầy đủ lễ vật đến, phú ông hỏi ý ba cô con gái. Vì sao chỉ có cô út bằng lòng lấy Sọ Dừa?
5. Quan trạng (Sọ Dừa) mở tiệc mừng sau khi trở về, mời mọi người đến chung vui, nhưng giấu vợ trong buồng không cho ra mắt. Dụng ý của việc làm ấy là gì?
6. Cách kết thúc của truyện (chú ý 4 câu cuối cùng) gợi cho em suy nghĩ gì?
7. Cụm từ dị hình dị dạng được SGK chú thích: hình dạng khác biệt, không bình thường. Ở đây, đị có nghĩa là khác, lạ; hình, dạng là dáng vẻ bề ngoài của đối tượng. Từ cách giải thích đó, em hãy suy đoán nghĩa của các từ: dị nhân, dị vật, dị thường.
8. Trong câu "Từ ngày cô em út lấy được chồng Trạng nguyên, hai cô chị sinh lòng ghen ghét, định tâm hại em để thay em làm bà trạng" Có thể thay từ định tâm
bằng từ nào khác mà ý của câu vẫn không thay đổi?
Xem lời giải
Bài tập 5. Đọc lại văn bản Thạch Sanh (từ Bấy giờ trong vùng đến ở nhà lo liệu) trong SGK (tr. 26 - 27) và trả lời các câu hỏi:
1. Đặc điểm của truyện cổ tích thể hiện qua những yếu tố nào ở đoạn trích?
2. Vì sao Thạch Sanh dễ dàng nhận lời đi canh miếu thay cho Lý Thông?
3. Sự thâm độc của Lý Thông thể hiện qua những chi tiết nào trong đoạn trích?
4. Giải nghĩa từ cất trong hai câu sau, từ đó cho biết nhờ đâu ta xác định được nghĩa của từ cất ở từng trường hợp:
a. Đêm nay anh đến phiên đi canh miếu thờ, ngặt vì dở cất mẻ rượu, em chịu khó đi thay anh một đêm, đến sáng lại về.
b. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ của mười tám nước bún rủn tay chân, không còn nghĩ gì được tới chuyện đánh nhau nữa.
Xem lời giải
Bài tập 6. Đọc lại văn bản Cây khế (từ Trên lưng chim bước xuống đến ba về núi, uề rừng) trong SGK (tr. 34) và trả lời câu hỏi:
1. Hãy tóm tắt đoạn trích trong một vài câu.
2. Những chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy sự tham lam của người anh?
3. Chim có cố ý gây tai hoạ cho người anh (rơi xuống biển và bị sóng cuốn đổi cùng tay nải vàng) không? Những câu nào trong đoạn trích cho ta biết nguyên nhân đích thực của tai hoạ đó?
4. Có thể dùng lời nhân vật người anh để kể lại phần truyện trong đoạn trích được không? Vì sao?
5. Từ đến trong những câu sau khác nhau như thế nào về nghĩa? Do đâu có sự khác nhau đó?
a. Sáng hôm sau, chim đến.
b. Chim bay mãi, bay mãi, qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả...
Xem lời giải
Bài tập 7. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Ngày xưa, có một người tên là Trương Ba, người còn trẻ tuổi nhưng đánh cờ tướng rất cao. Nước cờ của anh chàng không mấy ai trong thiên hạ địch nổi. Bao nhiêu giải cờ trong những hội hè mùa xuân đều về tay anh. Tiếng đồn vang khắp nước, sang đến tận Trung Quốc. Buổi ấy, ở Trung Quốc có ông Ky Như cũng nổi tiếng cao cờ. Khi nghe tiếng Trương Ba, Kỵ Như liên xách khăn gói sang Nam tìm đến tận nhà tỉ thí. Hai người đọ tài nhau mấy ván liền không phân thua được. Nhưng đến ván thứ ba, Trương Ba dồn Kỵ Như vào thế bí. Thấy đối phương vò đầu suy nghĩ, Trương Ba kiêu hãnh bảo:
- Nước cờ này dù có Đế Thích xuống đây cũng đừng có hòng gỡ nổi.
Bấy giờ Đế Thích là thân cờ đang ngồi trên thiên đình, bỗng nghe câu nói hỗn Xược của Trương Ba xúc phạm đến mình, liền cưỡi mây xuống trần định cho y biết tay. Trương Ba và Kỵ Như đang đánh, chợt có một ông cụ già đến ngồi cạnh bàn cờ. Ông cụ thủng thỉnh mách cho Kỵ Như mấy nước. Phút chốc bên Kỵ Như chuyển bại
thành thắng. Trương Ba cau có, trong bụng tức giận ông già ở đâu đến làm cho mình lâm vào thế bí. Nhưng nhìn thấy ông cụ râu tóc trắng xoá, mặt mũi không có vẻ là
người trần, chàng chợt hiểu, liền sụp xuống lạy mà rằng: “Ngài hẳn là thần Đế Thích đây rồi, tôi người trần mắt thịt không biết, xin thứ lỗi.“ Đế Thích cười bảo: “Ta nghe nhà ngươi tự phụ là cao cờ nên xuống xem cho biết.“ Trương Ba liên giữ Đế Thích lại mua rượu, giết gà khoản đãi rất chu tất. Đế Thích tuy mới gặp cũng rất yêu mến Trương Ba. Thấy anh chàng khẩn khoản muốn học nước cờ của mình, Đế Thích bảo: “Ta thấy nhà ngươi có bụng chân thành. Vậy ta cho một nắm hương này, mỗi lần cần đến ta thì thắp lên một cây, ta sẽ xuống.” Nói đoạn, cưỡi mây bay về trời.
(Nguyễn Đống Chỉ, Hồn Trương Ba da hàng thịt, trích Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr. 369)
1. Những yếu tố nào giúp em biết đoạn trên đây được trích từ bản kể truyện cổ tích?
2. Để đánh dấu lời của các nhân vật trong truyện, đoạn trích đã dùng hình thức trình bày nào?
3. Ở phần sau của truyện, Đế Thích và Trương Ba sẽ còn gặp nhau. Câu nào trong đoạn trích đã hé lộ điều đó?
4. Phân tích tính chất kì ảo của một nhân vật trong đoạn trích.
5. Nếu phải kể lại đoạn trên bằng lời của một trong các nhân vật đã xuất hiện, em sẽ chọn kể theo lời nhân vật nào? Vì sao?
6. Dựa vào các câu “Buổi ấy, ở Trung Quốc có ông Kỵ Như cũng nổi tiếng cao cờ. Khi nghe tiếng Trương Ba, Ky Như liên xách khăn gói sang Nam tìm đến tận nhà tỉ thí”, em hãy đoán nghĩa của từ tỉ thí.
7. Trong câu “Hai người đọ tài nhau mấy ván liên không phân thua được”, em hãy tìm từ khác thay cho từ thua được mà vẫn giữ nguyên nghĩa của câu.
Xem lời giải
Bài tập 8. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Tự nhiên ở trên không, có một đàn chim sẻ đáp xuống sân nhặt thóc ra một đằng, gạo ra một nẻo. Chúng nó lăng xăng ríu rít chỉ trong một lát đã làm xong, không suy suyển một hạt. Nhưng khi chim sẻ đã bay đi rồi, Tấm lại nức nở khóc. Bụt lại hỏi:
- Con làm sao còn khóc nữa?
- Con rách rưới quá, người ta không cho con vào xem hội.
- Con hãy đào những cái lọ xương bống đã chôn ngày trước lên thì sẽ có đủ mọi thứ cho con trẩy hội.
Tấm vâng lời, đi đào các lọ lên. Đào lọ thứ nhất, lấy ra được một bộ áo mớ ba, một cái xống lụa, một cái yếm lụa điều và một cái khăn nhiễu. Đào lọ thứ hai, lây ra được một đôi giày thêu, đi vừa như in. Lọ thứ ba đào lên thì thấy một con ngựa bé tí, nhưng vừa đặt con ngựa xuống đất, bỗng chốc nó đã hí vang lên và biến thành ngựa thật. Đào đến lọ cuối cùng thì lấy ra được một bộ yên cương xinh xắn. Tấm mừng quá vội tắm rửa rồi thay bộ vào, đoạn cưỡi lên ngựa mà đi. Ngựa phóng một chốc đã đến kinh đô. Nhưng khi phóng qua một chỗ lội, Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống nước không kịp nhặt. Khi ngựa dừng lại ở đám hội, Tấm lấy khăn gói chiếc giày còn lại rồi chen vào biển người.
(Nguyễn Đồng Chi, Tấm Cám, trích Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr. 1170)
1. Đoạn trích trên thuộc phần mở đầu, phần giữa hay phần kết của truyện Tấm Cám? Do đâu mà em biết điều đó?
2. Chỉ ra những chi tiết kì ảo trong đoạn trích.
3. Người kể chuyện trong đoạn trích trên đây của truyện Tấm Cám và người kể chuyện trong truyện Thạch Sanh có phải cùng một kiểu không?
4. Khi tóm tắt đoạn trích trên, không thể bỏ qua những chi tiết nào?
5. Theo suy luận của em, chi tiết nào trong đoạn trích có vai trò quan trọng trong diễn biến tiếp theo của câu chuyện?
6. Nếu chọn một trong hai nhân vật Tấm hoặc Bụt kể lại phần chuyện trong đoạn trích trên, em sẽ chọn nhân vật nào? Vì sao?
7. Từ suy suyển và suy giảm trong hai câu sau có thể thay thế cho nhau đượckhông? Vì sao?
- Chúng nó lăng xăng ríu rít chỉ trong một lát đã làm xong, không suy suyển một hạt.
- Từ sau trận ốm, sức khoẻ của bà suy giảm rất rõ.
8. Trong câu “Con hãy đào những cái lọ xương bống đã chôn ngày trước lên thì sẽ có đủ mọi thứ cho con trẩy hội? cụm từ trẩy hội có nghĩa như thế nào? Có giống với nghĩa của những cụm từ dự hội, xem hội hay không?