d) Hệ thống hóa các đặc điểm về hình thức và chức năng của các kiểu câu: nghi vấn, cầu khiến, cảm thán mẫu:
Đặc điểm Kiểu câu |
Hình thức |
Chức năng |
Ví dụ |
Nghi vấn |
|
|
|
Cầu khiến |
|
|
|
Cảm thán |
|
|
|
Bài Làm:
Đặc điểm Kiểu câu |
Hình thức |
Chức năng |
Ví dụ |
Nghi vấn |
Thường có những từ nghi vấn (đại từ nghi vấn: đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, (tại) sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu,...; tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, chứ,...) hoặc có từ hay, hay là, hoặc, hoặc là (trong câu nối các vế có quan hệ lựa chọn). Kết thúc câu bằng dấu hỏi chấm. |
Chức năng chính là dùng để hỏi. Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn được dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, biểu lộ t/c, cảm xúc,...và không yêu cầu người đối thoại trả lời. |
- Cậu đã làm bài tập chưa? - Chiều nay lớp mình học Văn hay học Toán? |
Cầu khiến |
Có những từ cầu khiến như hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cầu khiến. Thường kết thúc bằng dấu chấm than. |
Được dùng để ra lệnh, đề nghị, yêu cầu, khuyên bảo. |
- Ăn đi nào! - Đừng mở cửa! |
Cảm thán |
Có từ ngữ cảm thán như ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào... Thường kết thúc bằng dấu chấm than. |
Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (viết). |
- Ôi giời ơi! Sao thân tôi lại khổ thế này! - Thật vui thay! |