TRẮC NGHIỆM
Bài tập 1. Hãy xác định chỉ một phương án đúng.
Bài Làm:
1.1. Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự khủng hoảng của nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI?
A. Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt.
B. Các cuộc khởi nghĩa nông dân đã lật đổ nhà Lê.
C. Xung đột Nam – Bắc triều diễn ra trong nhiều năm.
D. Xung đột Trịnh – Nguyễn dẫn đến chia cắt đất nước.
Trả lời:
A. Sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt.
1.2. Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê càng thêm suy yếu vì
A. xung đột Nam – Bắc triều diễn ra trong nhiều năm.
B. các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra.
C. tình trạng chia cắt đất nước.
D. nền kinh tế kém phát triển.
Trả lời:
B. các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra.
1.3. Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự ra đời của Vương triều Mạc?
A. Mạc Đăng Dung thâu tóm mọi quyền hành.
B. Mạc Đăng Dung được phong là An Hưng Vương.
C. Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi.
D. Mạc Đăng Dung tiêu diệt các thế lực đối địch.
Trả lời:
C. Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi.
1.4. Cuộc xung đột Nam – Bắc triều bùng nổ là do
A. mâu thuẫn giữa nhân dân và Triều Lê.
B. mâu thuẫn giữa nhân dân và Triều Mạc.
C. mâu thuẫn giữa Nguyễn Kim và các võ quan.
D. mâu thuẫn giữa Nam – Bắc triều.
Trả lời:
D. mâu thuẫn giữa Nam – Bắc triều.
1.5. Hệ quả lớn nhất của xung đột Nam – Bắc triều là
A. đất nước bị chia cắt.
B. một vùng rộng lớn bị biến thành chiến trường.
C. sản xuất bị đình trệ.
D. đời sống nhân dân đói khổ.
Trả lời:
A. đất nước bị chia cắt.
1.6. Cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn bùng nó là do mâu thuẫn lực nào?
A. Trịnh Kiểm và Nguyễn Kim. Tin gi
B. Trịnh Kiểm và các con của Nguyễn Kim,
C. Các thế lực phong kiến và nhân dân.
D. Hai dòng họ Trịnh, Nguyễn.
Trả lời:
D. Hai dòng họ Trịnh, Nguyễn.
1.7. Hệ quả lớn nhất của cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn là
A. đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong – Đàng Ngoài.
B. hai bên trải qua bảy lần giao chiến.
C. hình thành cục diện vua Lê – chúa Trịnh.
D. hình thành cục diện chúa Nguyễn – chúa Trịnh.
Trả lời:
A. đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong – Đàng Ngoài.
1.8. Ý nào không phải là hệ quả chung của các cuộc xung đột Nam – Bắc triều và xung đột Trịnh – Nguyễn?
A. Đất nước bị chia cắt.
B. Nhân dân đói khổ.
C. Kinh tế bị đình trệ.
D. Vùng đất phía ía Nam được khai phá.
Trả lời:
D. Vùng đất phía ía Nam được khai phá.
1.9. Điểm khác biệt trong hệ quả của cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn so với cuộc xung đột Nam – Bắc triều là gì?
A. Hình thành cục diện vua Lê – chúa Trịnh, chúa Nguyễn.
B. Nhân dân đói khổ, khốn cùng vì đi phu, đi lính.
C. Đồng ruộng, xóm làng bị tàn phá.
D. Giao thương giữa các vùng bị ngăn trở do đất nước bị chia cắt.
Trả lời:
A. Hình thành cục diện vua Lê – chúa Trịnh, chúa Nguyễn.