Hãy kể tên 3 vật có trong nhà em được làm từ vật liệu từ và 3 vật được làm từ vật liệu khác.

14.1 Hãy kể tên 3 vật có trong nhà em được làm từ vật liệu từ và 3 vật được làm từ vật liệu khác.

14.2 Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Thanh nam châm được đê quay tự do, sau khi dừng lại trục của nó định hướng theo một phương bất kì.

B. Cực bắc thanh nam châm hút cực bắc của thanh nam châm khác.

C. Nam châm có thể hút vật được làm từ vật liệu từ.

D. Nam châm có từ trường rất mạnh thì có thể hút cả các vật không được làm từ vật liệu từ.

14.3 Ở hình 14.1, ngoài những cái kẹp giấy bị hút dính vào nam châm, tại sao các kẹp giấy khác lại bị dính vào cái kẹp giấy ở phía trên nó?

14.4 Tại sao đầu cái vặn đinh vít/ đinh ốc thường được từ hoá (trở thành một nam châm)?

Hình 14.1

14.5 Hình 14.2a là dụng cụ giữ cánh cửa ra vào (để giữ cánh cửa khi mở ra thì không bị gió thổi làm cửa đóng lại), hình 14.2b là dụng cụ giữ cánh cửa tủ (để khi khép cánh tủ lại, cánh tủ không bị bật ra). Chúng đều có hai bộ phận rời nhau. Theo em, hai bộ phận này được làm từ vật liệu gì? Đưa ra các cách kiểm tra xem dự đoán của em đúng hay sai. Trao đổi với các bạn trong nhóm xem cách kiểm tra nào đơn giản hơn.

14.6 Hãy nêu một ví dụ về việc sử dụng tính chất nam châm hút các vật khác để làm một số bộ phận ở thiết bị trong gia đình. Bộ phận đó được cấu tạo và hoạt động như thế nào?

14.7 Cho 3 thanh giống hệt nhau, trong đó có cả thanh nam châm và thanh sắt. Xác định thanh nào là thanh nam châm, thanh nào là thanh sắt.

Bài Làm:

14.1. 3 vật được làm từ vật liệu từ ví dụ như: con dao sắt, cái kéo sắt, cái bấm móng tay sắt; 3 vật được làm từ vật liệu khác ví dụ như: đũa gỗ, thìa nhựa, thớt gỗ.

14.2. C.

14.3. Khi bị nam châm hút, kẹp giấy trở thành một nam châm nên nó có thể hút các kẹp giấy khác.

14.4. Đầu cái vặn đinh vít/ đinh ốc thường được từ hoá để giữ đinh vít không bị rơi trong quá trình sử dụng.

14.5. Để thực hiện được chức năng của chúng, trong hai bộ phận này, một vật phải là nam châm và một vật được làm từ vật liệu từ, ví dụ như sắt (trường hợp cả hai là nam châm cũng được nhưng như vậy giá thành của chúng sẽ cao hơn). Để xác định trong hai bộ phận đó vật nào là nam châm thì chúng ta có thể để hai vật xa nhau, dùng sợi dây mảnh treo hai vật lên, vật nào luôn định hướng theo hướng bắc nam địa lí thì vật đó là nam châm.

14.7. Cách xác định như sau: Cho một đầu của thanh 1 tiếp xúc vào giữa thanh 3, nếu có lực hút thì thanh 1 là nam châm. Nếu không có lực hút thì thanh 1 là thanh sắt. Làm tương tự đối với các thanh còn lại.

Xem thêm các bài Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 cánh diều, hay khác:

Xem thêm các bài Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 cánh diều được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

Lớp 7 | Để học tốt Lớp 7 | Giải bài tập Lớp 7

Giải bài tập SGK, SBT, VBT và Trắc nghiệm các môn học Lớp 7, dưới đây là mục lục các bài giải bài tập sách giáo khoa và Đề thi chi tiết với câu hỏi bài tập, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và 2 (đề kiểm tra học kì 1 và 2) các môn trong chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.